20:08 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh phấn đấu hết năm nay, bố trí đủ từ 3 - 5 công an chính quy tại xã

Thứ tư - 05/02/2020 20:04
Chiều 5/2, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh để nghe và cho ý kiến đối với Đề án “Một số cơ chế, chính sách để thực hiện điều động công an chính quy xã” và thống nhất một số nội dung về công tác cán bộ.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn chủ trì cuộc họp

Dự thảo Đề án: “Một số cơ chế, chính sách để thực hiện điều động Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã, thị trấn trên địa bàn Hà Tĩnh” do Ban cán sự Đảng UBND tỉnh soạn thảo gồm 4 phần chính: Sự cần thiết và căn cứ pháp lý ban hành đề án; thực hiện bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã, thị trấn; cơ chế, chính sách cho lực lượng công an xã bán chuyên trách sau khi bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã; tổ chức thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh thông qua dự thảo đề án

Hà Tĩnh hiện có 1.901 công an xã bán chuyên trách; trong đó, 79 trưởng công an xã, 67 phó công an xã và 1.755 công an viên. Tính đến 31/12/2019, Công an tỉnh điều động 332 cán bộ công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã tại 114 xã, thị trấn; hiện còn 81 xã, thị trấn chưa bố trí công an chính quy.

Giám đốc Công an tỉnh Võ Trọng Hải đánh giá về tình hình, kết quả thực hiện công tác điều động công an chính quy về xã trong thời gian qua.

Lộ trình bố trí công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã gồm 2 giai đoạn, 4 mô hình bố trí và 3 bước. Trên cơ sở thực tiễn, phấn đấu đến hết năm 2020, bố trí đủ từ 3 - 5 cán bộ công an chính quy tại mỗi xã.

Phó Giám đốc Sở Nội vụ Phan Thị Tố Hoa cho rằng tên đề án cần bao hàm, khái quát đầy đủ các nội dung; đồng thời nêu lên một số đề xuất, gợi ý.

Tham gia ý kiến, các đại biểu cơ bản thống nhất tên Đề án phải bao hàm, khái quát đầy đủ các nội dung; việc lựa chọn 1 trong 4 mô hình theo Dự thảo đề án cần thông qua quá trình khảo sát thực tế, đánh giá của từng địa phương nhằm đưa ra phương án phù hợp.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y đề nghị cần đảm bảo cơ chế chính sách cho lực lượng công an chính quy về xã.

Tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có để làm nơi làm việc cho lực lượng công an chính quy về xã; đối với trưởng công an xã dôi dư sau sáp nhập xã, không chuyển sang chức danh phó công an xã do không phù hợp với Nghị định 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết 156/2019/NQ-HĐND của tỉnh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng lưu ý việc lựa chọn công an chính quy về xã phải chú trọng tới những người có năng lực, phẩm chất, trình độ.

Đề án cần đánh giá cụ thể về quá trình thực hiện chủ trương điều động công an chính quy về xã trong thời gian vừa qua; nêu rõ thực trạng và năng lực của đội ngũ công an chính quy về xã; mối quan hệ phối hợp của cấp ủy, chính quyền địa phương với lực lượng công an.

Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng đưa ra ý kiến cần đánh giá sâu về kết quả bố trí công việc khác đối với lực lượng công an dôi dư; cần có chủ trương, chính sách cho công an chính quy về xã.

Đa số đại biểu tán thành với ý kiến cần có nguyên tắc riêng khi thực hiện Đề án.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng: UBND tỉnh giao Sở Nội vụ chủ trì khảo sát, chuẩn bị và hoàn thiện đề án trong 10 ngày kể từ khi có thông báo.

Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cho rằng đây là nội dung hết sức quan trọng, có ảnh hưởng to lớn tới tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương.

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, xuất phát từ bài học kinh nghiệm về sáp nhập xã, việc đưa công an chính quy về đảm nhiệm các chức danh công an xã cần triển khai đồng bộ, quyết liệt.

Cần đánh giá cụ thể thực trạng đưa công an chính quy về xã trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, việc lựa chọn mô hình công an chính quy về đảm nhiệm chức danh công an xã cần được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá và phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Phải có phương án sắp xếp, sử dụng các công an bán chuyên trách có năng lực tốt, đồng thời đưa ra hướng giải quyết đối với những cán bộ không đáp ứng yêu cầu. Xây dựng ban hành cơ chế, chính sách phù hợp để động viên, khuyến khích đội ngũ công an bán chuyên trách tự nguyện xin thôi việc.

Công an tỉnh cần phối hợp với cấp ủy, chính quyền cấp huyện xác định rõ mô hình, lượng hóa đội ngũ cán bộ và cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện. Đặc biệt, quá trình tuyển chọn cần ưu tiên các công an có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đề ra; uy tín, trách nhiệm với nhân dân.

Theo: Thùy Dương/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 636


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1347230

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74394201