Dự làm việc về phía Hà Tĩnh còn có: Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cùng các Ủy viên BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo một số sở, ngành và địa phương
Tại buổi làm việc, Hà Tĩnh đã báo cáo với Bộ Nội vụ phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, đối chiếu quy định tại Nghị quyết số 653/2019/NQ-UBTVQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hà Tĩnh có 1/13 đơn vị hành chính cấp huyện (thị xã Hồng Lĩnh) và 63/262 xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp (sáp nhập) trong giai đoạn 2019 – 2021.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y: Đề xuất Bộ Nội vụ cử đoàn công tác vào khảo sát thực tiễn tại Hà Tĩnh để có đánh giá tổng thể, sát thực tiễn, nhất là tại 7 xã thuộc diện bắt buộc chưa sắp xếp trong giai đoạn 2019 – 2021 và 19 xã mới sau sắp xếp chưa đảm bảo tiêu chuẩn để có ý kiến cụ thể.
Tổng số đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp trong năm 2019 trên địa bàn tỉnh là 88 xã, trong đó có 56 xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp, 21 xã liên quan, 11 xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp.
Sau sắp xếp sẽ giảm 50 xã và hình thành 38 xã mới, trong đó 19 xã mới bảo đảm theo quy định về cả diện tích và quy mô dân số; 19 xã mới chưa bảo đảm theo quy định.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng: Mong muốn Bộ Nội vụ sớm nghiên cứu, tham mưu Chính phủ ban hành sớm cơ chế chính sách phù hợp cho đội ngũ cán bộ dôi dư sau sắp xếp
Hà Tĩnh cũng báo cáo Bộ Nội vụ các phương án liên quan đến việc đặt tên xã mới sau sáp nhập, việc kết nối liên thông khi xã mới hình thành; hệ thống cơ sở hạ tầng sau sắp xếp.
Về đội ngũ cán bộ công chức cấp xã hiện nay, Hà Tĩnh có 5.095 người. Số lượng CBCC cấp xã nếu bố trí theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP là 4.412 người. Số cán bộ, công chức dôi dư sau sắp xếp là 683 người.
Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh: Quá trình xây dựng được phương án tổng thể, Hà Tĩnh đã thành lập các tổ công tác đi xuống tận các xã, thôn để khảo sát, đánh giá thực tế về mọi mặt. Để phương án hoàn thiện, phù hợp, mong Bộ có chỉ đạo các cơ quan trực thuộc bộ có sự đánh giá, tư vấn và hỗ trợ cho Hà Tĩnh về cách làm
Hà Tĩnh đề xuất phương án giải quyết nhân sự dôi dư là: Thực hiện tuyển dụng CBCC dôi dư sau sáp nhập không qua thi theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP đến hết năm 2020 với số lượng 100 người; bố trí vào số số CBCC cấp xã nghỉ hưu đến năm 2025 (dự kiến khoảng 917 người) khoảng 300 người.
Như vậy, số CBCC dôi dư còn lại đến hết năm 2020 là 283 người, Hà Tĩnh sẽ tiến hành tuyển dụng hàng năm; xét chuyển CBCC cấp xã thành công chức, viên chức từ cấp huyện trở lên; luân chuyển sang các xã không nhập còn thiếu; luân chuyển từ các xã sắp xếp của huyện này sang xã của huyện khác còn thiếu...
Thứ trưởng Trần Anh Tuấn: Hà Tĩnh cần chỉ ra và làm rõ các lý do đủ sức thuyết phục về việc đề xuất chưa sắp xếp 7 xã trong giai đoạn 2019 -2021
Tại buổi làm việc, Hà Tĩnh cũng trình bày thực trạng, nguyên nhân để kiến nghị Bộ Nội vụ chấp nhận cho tỉnh chưa thực hiện sắp xếp thị xã Hồng Lĩnh trong giai đoạn này và thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2021 - 2025; chấp nhận 7 xã thuộc diện bắt buộc chưa sắp xếp trong giai đoạn 2019 – 2021 và 19 xã mới sau sắp xếp chưa đảm bảo tiêu chuẩn.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng trao đổi, góp ý một số nội dung liên quan đến tổ chức biên chế
Đồng thời kiến nghị Bộ tham mưu Chính phủ ban hành chính sách chung để giải quyết các vấn đề liên quan sau sắp xếp như: xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách dôi dư; hướng dẫn việc sắp xếp đối với số người hoạt động không chuyên trách cấp xã do chưa được đề cập tại Nghị quyết số 37-NQ/TW và Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn khẳng định, Hà Tĩnh quyết tâm rất cao trong việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính. Quan điểm của tỉnh là làm phù hợp với thực tiễn, không nóng vội; làm một cách bài bản, chắc chắn, không để hệ lụy về sau.
"Với một khối lượng công việc lớn như vậy, nếu không có sự hỗ trợ, góp ý của Bộ thì Hà Tĩnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện", Bí thư Tỉnh ủy khẳng định.
Đối với các ý kiến của Bộ về 7 xã Hà Tĩnh đề xuất chưa sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021, tỉnh sẽ tiếp thu nghiêm túc và tiếp tục nghiên cứu để có phương án phù hợp.
Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị Bộ quan tâm nghiên cứu xây dựng chính sách chung cho toàn quốc đối với cán bộ dôi dư sau sắp xếp; mong Trung ương có sự hỗ trợ nhất định trong việc xử lý cơ sở hạ tầng sau sáp nhập; thành lập đoàn công tác đi rà soát thực tiễn theo đề xuất của Hà Tĩnh.
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đánh giá cao công tác chuẩn bị và thực hiện các NQ 18, 37 của Trung ương và Nghị quyết 653 của UBTVQH của Hà Tĩnh và khẳng định tỉnh là một trong những địa phương đi đầu trong việc sắp xếp thôn, TDP trong cả nước. Là địa phương có số lượng đơn vị hành chính cấp xã phải sắp xếp lớn, tuy nhiên Hà Tĩnh đã có sự chuẩn bị chu đáo, vào cuộc quyết liệt để xây dựng phương án sơ bộ.
Bộ trưởng đề nghị, Hà Tĩnh cần tiếp tục quán triệt các Nghị quyết 37, 653 sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân để tạo sự đồng thuận; các cơ quan chuyên môn của tỉnh tính toán cụ thể về biên chế để có sự đề xuất sát đúng cho các đơn vị sự nghiệp; chỉ đạo cơ quan tham mưu của tỉnh xây dựng đề án sắp xếp các đơn vị hành chính trong năm 2019 để trình Chính phủ xem xét.
Bộ trưởng cũng giao các Thứ trưởng chỉ đạo các Vụ liên quan của Bộ xem xét, hỗ trợ, giúp đỡ Hà Tĩnh thực hiện các nội dung trong phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện; các cơ quan chuyên môn của Bộ cần vào cuộc để nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách cho cán bộ sau sắp xếp.
Theo Phúc Quang/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn