22:32 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả đổi mới công tác quản lý ở Trường Chính trị Trần Phú

Thứ hai - 07/09/2015 21:45
(Baohatinh.vn) - Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” (1), từ 2011-2015, Trường Chính trị Trần Phú đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao.
Hiệu trưởng Trường Chính trị Trần Phú trao giấy khen cho các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến giai đoạn 2010-2015. Ảnh: Phúc Quang

Hiệu trưởng Trường Chính trị Trần Phú trao giấy khen cho các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến giai đoạn 2010-2015. Ảnh: Phúc Quang

Về đào tạo và liên kết đào tạo, nhà trường đã mở 52 lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính với 3.992 học viên; liên kết mở 5 lớp cao cấp lý luận chính trị - hành chính 565 học viên; 3 lớp đại học xây dựng Đảng, chính quyền nhà nước và đại học hành chính với 244 học viên và 3 khóa trung cấp công an xã 360 học viên.

Về bồi dưỡng cán bộ, nhà trường đã mở 31 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính với 2.494 học viên; 15 lớp bồi dưỡng theo đề án 1956 với 3.953 học viên; 62 lớp bồi dưỡng xây dựng nông thôn mới 5.012 học viên. Ngoài ra, đơn vị đã phối hợp mở hàng trăm lớp tập huấn, chỉnh huấn cho trên 4.000 lượt cán bộ, công chức các cấp.

Bài học quan trọng rút ra từ kết quả trên là không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Theo đó, trước hết phải xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh. Đây là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Hàng năm, Ban Giám hiệu đã cử cán bộ, giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị; tổ chức tốt việc đi nghiên cứu thực tế, thao giảng, dự giờ và hội thi giảng viên giỏi; quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; thực hiện tốt dân chủ cơ sở, tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên tham gia quản lý; phân công soạn bài, giảng dạy và công tác phù hợp với điều kiện của mỗi người, đồng thời, làm tốt công tác đánh giá, phân loại cán bộ, giảng viên. Đến nay, đội ngũ cán bộ, giảng viên có sự trưởng thành đáng kể. Về chuyên môn, 47/51 đồng chí có trình độ đại học trở lên, trong đó: 1 tiến sĩ, 25 thạc sĩ (có 2 nghiên cứu sinh), 4 người đang học cao học. Về lý luận chính trị, có 25 đồng chí cử nhân, cao cấp lý luận chính trị - hành chính và tương đương; 12 giảng viên chính, 1 giảng viên cao cấp.

Thứ hai là nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch và quản lý nội dung, chương trình. Hàng năm, nhà trường chủ động phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch sát với thực tế, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện; chấp hành nghiêm các quy định về nội dung, chương trình, đồng thời, tổ chức ngoại khóa thêm một số nội dung nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn; biên soạn “Tài liệu bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới” để bồi dưỡng cho cán bộ cấp xã.

Thứ ba, thực hiện tốt quản lý học viên ở tất cả các khâu như: tuyển sinh; chọn cử giáo viên chủ nhiệm; công tác thi, kiểm tra; nghiên cứu thực tế và phối hợp quản lý, đánh giá.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và cơ sở vật chất theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định; ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế khen thưởng; đảm bảo kịp thời chế độ, chính sách cho cán bộ, giảng viên. Bên cạnh đó, thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng; tích cực huy động các nguồn kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ.

Thứ năm, thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm và thi đua, khen thưởng, làm cơ sở điều chỉnh quản lý, bố trí chương trình, giảng viên và việc sử dụng phương pháp, phương tiện giảng dạy; chỉ đạo bổ sung vào chương trình những thông tin cần thiết sát với tình hình địa phương và yêu cầu của đối tượng. Đặc biệt, tổ chức tốt phong trào “Thi đua dạy giỏi, công tác tốt” gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy vai trò người đứng đầu, xây dựng sự đoàn kết thống nhất, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Trường Chính trị Trần Phú, cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trước hết, phải “đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý” vì đây là giải pháp có tính đột phá, xuyên suốt, là cơ sở để thực hiện có hiệu quả các giải pháp khác.

Đinh Quốc Thị

Hiệu trưởng Trường Chính trị Trần Phú
theo http://baohatinh.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 279

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 278


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1130519

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72813228