20:00 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Huy động sức dân xây dựng nông thôn mới: Thành công nhờ chọn đúng “đầu tàu”

Thứ sáu - 24/08/2012 02:57
Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) được coi là cuộc cách mạng làm thay đổi diện mạo nông thôn và đời sống người dân. Do nguồn kinh phí đầu tư xây dựng NTM rất lớn nên ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước, việc huy động nguồn xã hội hóa từ đóng góp của các doanh nghiệp (DN) và người dân là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề này lại không đơn giản, bởi không phải nơi nào người dân và DN cũng nhiệt tình tham gia.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Chu Nguyên Thành cho rằng: Xây dựng NTM là chủ trương "đúng ý Đảng, hợp lòng dân". Nguồn lực để thực hiện là "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Tuy nhiên, việc rạch ròi mức đóng góp của nhân dân cũng cần được bàn kỹ. Vốn xây dựng NTM ở mỗi xã đều rất lớn, tới vài trăm tỷ đồng, nên ngoài kinh phí của Nhà nước thì người dân còn phải đóng góp hàng chục tỷ đồng mới có thể hoàn thành, nhưng việc này không đơn giản. Ví dụ như xã Đông Mỹ, địa phương đi đầu trong phong trào xây dựng NTM của huyện, tổng kinh phí cần thiết để hoàn thành chương trình xây dựng NTM là gần 120 tỷ đồng. Theo đề án của xã thì ngoài vốn ngân sách hỗ trợ gần 80 tỷ đồng, phải huy động từ dân khoảng 20 tỷ đồng và 3 tỷ đồng từ các DN nhưng mục tiêu này khó hoàn thành vì các DN trên địa bàn rất ít, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Vì vậy, sau 2 năm xây dựng NTM, xã mới huy động được 65 triệu đồng từ DN, còn người dân mới chỉ đóng góp bằng hiến đất làm đường giao thông. Thực tế ở các địa phương, việc huy động vốn trong nhân dân cho xây dựng NTM đa phần mới ở hình thức hiến đất xây dựng hạ tầng, còn việc đóng góp bằng tiền rất ít. Hầu hết các xã Liên Ninh, Ngũ Hiệp, Đại Áng… đều thực hiện khá tốt phong trào này nhưng chỉ có những hộ có sân, vườn nằm sát công trình giao thông mới có cơ hội hiến đất nên lượng vốn huy động trong dân quy ra từ đất không nhiều.

Mỹ Đức là huyện thuần nông, DN ít, nên việc huy động người dân và DN đóng góp trong xây dựng NTM rất nan giải. Trưởng phòng Kinh tế huyện Lê Thị Hồng Thúy cho biết, ngay xã điểm NTM Phùng Xá cũng không thể về "đích" trong năm 2012 như kế hoạch, bởi một trong 3 tiêu chí chưa hoàn thành là xây dựng hạ tầng một số công trình ở địa phương. Đề án xây dựng NTM đặt ra huy động nhân dân đóng góp 5 tỷ đồng và DN là 37 tỷ đồng… nhưng đến nay mới huy động trong dân được 2,8 tỷ đồng cùng 3.600m2 đất, còn DN chưa đóng góp được đồng nào mặc dù là xã làng nghề với 25 DN và hàng nghìn hộ sản xuất đồ len, dệt. Tương tự, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây được TP phê duyệt đề án xây dựng xã điểm NTM với tổng kinh phí 264 tỷ đồng. Thế nhưng hiện vốn do dân, DN đóng góp chưa có đồng nào, vì vậy cũng khó hoàn thành xây dựng NTM năm 2012 như kế hoạch.

Bí thư Huyện ủy Ứng Hòa Nguyễn Văn Xuyên cho rằng, mục đích cốt yếu và sâu xa nhất của chương trình xây dựng NTM là phục vụ lợi ích nhân dân nên phải do chính người dân làm chủ thể, muốn vậy chính quyền phải làm tốt việc khơi gợi, phát động phong trào. Đối với các huyện thuần nông, thì phương châm "người nghèo góp công, người giàu góp của" là quan trọng. Các hộ dân cần nhận thức việc xây dựng đường rộng, trường to là xây cho dân, Nhà nước và nhân dân cùng làm thì các công trình điện, đường, trường, trạm mới nhanh hoàn thành cho nhân dân sử dụng.

Thực tế cho thấy, ở nơi nào chính quyền tích cực tuyên truyền, vận động để người dân thấy xây dựng NTM đem lại lợi ích chính họ và người dân là chủ thể xây dựng NTM thì ở đó làm tốt công tác huy động sức dân. Chủ tịch UBND xã Đại Đồng (Thạch Thất) Khuất Văn Nhân cho rằng: Không nên "cào bằng", "bổ đầu" mà phải vận động người có điều kiện khá hơn đóng góp nhiều hơn; người khó khăn có thể đóng góp sức lao động. Việc đóng góp xây dựng NTM phải công khai để dân biết, dân bàn, đồng thời chính quyền thực hiện tốt vai trò giám sát quá trình quản lý, sử dụng mới khuyến khích được sức dân. Nhờ vậy, xã đã huy động người dân và DN đóng góp được gần 6 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo đường ngõ xóm ở các thôn. Bí thư Đảng ủy xã Trung Châu Bùi Văn Sáng, một xã nghèo của huyện Đan Phượng, nhận định: Muốn khơi gợi sức dân thì cán bộ, đảng viên phải gương mẫu làm trước, đặc biệt là cán bộ thôn, xã, để tạo thành phong trào, mới kéo được người dân vào cuộc. Bằng cách này, chỉ trong vòng 6 tháng, xã huy động được 6,4 tỷ đồng thi công 45/92 tuyến đường làng. Có nhiều gia đình mỗi nhân khẩu đóng góp tới 2 triệu đồng. Do vậy có thể thấy, vai trò của chính quyền, cán bộ, đảng viên trong việc khơi gợi, huy động sức dân vô cùng quan trọng. Đây chính là một trong những yếu tố quyết định thành công của chương trình xây dựng NTM hiện nay.

Diệu Hương
Nguồn: hanoimoi.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: người dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 237

Máy chủ tìm kiếm : 51

Khách viếng thăm : 186


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1151890

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60160213