Dưới cái oi bức của ngày hè cộng với nhiệt độ cao của mặt đường nhựa nhưng rất nhiều người dân ở xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân hết đứnglại ngồi, cứ mải miết bám trụ bên lề đường để bán ít củ khoai, vài quả dưa lê.
Bà Trần Thị Tửu có một ít khoai, dưa lê cũng lên bán ven quốc lộ |
"Nắng cũng phải ngồi đây mà bán chứ nếu không đi bán thì không ai mua". Bà Trần Thị Tửu - Xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân chia sẻ.
Nhộn nhịp hơn ở Xuân Hồng rất nhiều là bên quốc lộ 1A đoạn qua xóm Thọ, xã Thạch Liên, Thạch Hà. Ở đây có tới vài chục hộ dựng lều ốt để bán dưa các loại, trong đó chủ yếu là dưa lê, dưa bở..
Việc người dân chọn ven quốc lộ để bán sản phẩm gây mất an toàn giáo thông và đã tồn tại rất nhiều năm nay,chính quyền địa phương biết rõ thực trạng này nhưng do khâu tiêu thụ khó khăn nên phải để bà con nông dân tự lo liệu…
Các quầy hàng di động của người dân Thạch Liên |
"Do là chưa có sự liên kết. Mà sản phẩm làm ra quá nhiều, nếu mà nghiêm cấm triệt để thì ảnh hưởng làm người dân hoang mang trong sản xuất". Ông Nguyễn Sỹ Dần - Chủ tịch UBND xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà nói về việc người dân phải bán hàng bên quốc lộ.
Bán hàng bên quốc lộ tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông và thể hiện sự bế tắc của người dân trong việc tiêu thụ sản phẩm. Thực trạng này, đòi hỏi việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp phải đi liền với liên kết chuỗi, bao tiêu sản phẩm.
Có như vậy mới phát huy được hiệu quả của sản xuất và những công sức của người dân trên đồng ruộng mới được đền đáp xứng đáng.
Nguyễn Tâm/http://www.hatinhtv.vn