12:08 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lãnh đạo Hà Tĩnh tìm hiểu phát triển cụm công nghiệp, làng nghề của Thủ đô Hà Nội

Thứ bảy - 30/11/2019 05:46
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại thành phố Hà Nội, chiều 29/11, đoàn công tác Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh do Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn dẫn đầu có buổi làm việc với huyện Gia Lâm về phát triển, thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn.

Lãnh đạo Hà Tĩnh tìm hiểu phát triển cụm công nghiệp, làng nghề của Thủ đô Hà Nội

Cùng đi có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Nguyễn Thị Nữ Y, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Đặng Quốc Vinh, Dương Tất Thắng; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Gia Lâm chia sẻ những kinh nghiệm, kết quả xây dựng, phát triển và thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn cũng như công tác quản lý, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong quá trình đi vào hoạt động.

Theo đó, đến nay, trên địa bàn huyện Gia Lâm có 7 cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề với diện tích là 216,8ha, bao gồm: Phú Thị - Dương Xá, Ninh Hiệp, Kiêu Kỵ, Bát Tràng, Hapro Lệ Chi, Lâm Giang, Đình Xuyên.

Trong đó, cụm: Ninh Hiệp, Hapro, Bát Tràng và Phú Thị đã đi vào hoạt động ổn định; cụm: Đình Xuyên, Lâm Giang, phần mở rộng cụm công nghiệp Phú Thị đang tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư.

Lãnh đạo Hà Tĩnh tìm hiểu phát triển cụm công nghiệp, làng nghề của Thủ đô Hà Nội

Tiếp và làm việc với đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh có Phó Bí thư thành ủy TP Hà Nội Đào Đức Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cùng lãnh đạo huyện Gia Lâm và các sở, ngành liên quan.

Đặc biệt, tại cụm công nghiệp Phú Thị được quy hoạch là cụm công nghiệp đa ngành nghề có tổng diện tích là 52,8ha; giai đoạn 1 đã được triển khai với diện tích là 20,2ha. Hiện có 35 doanh nghiệp thuê đất đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 100% với 6.500 lao động (trong đó lao động địa phương khoảng 4.900 lao động).

Cụm công nghiệp có nhiều ngành nghề như: Sản xuất điện nhẹ, linh kiện điện tử viễn thông, đồ gia dụng, máy phát điện, gỗ, thiết bị cơ khí, thiết bị vệ sinh…

Tổng doanh thu của các doanh nghiệp tại CCN Phú Thị là 8.500 tỷ đồng, số tiền nộp thuế vào ngân sách hàng năm khoảng 982 tỷ đồng.

Thay mặt đoàn công tác, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cảm ơn sự đón tiếp và chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển, thu hút đầu tư của huyện Gia Lâm.

Lãnh đạo Hà Tĩnh tìm hiểu phát triển cụm công nghiệp, làng nghề của Thủ đô Hà Nội

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cảm ơn sự đón tiếp và chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển, thu hút đầu tư của huyện Gia Lâm

Bí thư Tỉnh ủy cho biết, những năm qua, Hà Tĩnh cũng đã triển khai nhiều chương trình, chính sách thu hút đầu tư vào địa bàn và đã đạt được những kết quả nhất định. Những kết quả, kinh nghiệm của Gia Lâm sẽ là bài học để tỉnh học tập, triển khai trong thời gian tới.

Cũng trong chuyến công tác, đoàn lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã đến tham quan Công ty TNHH Điện Stanley (DN liên doanh giữa Nhật Bản với Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội) tại cụm công nghiệp Phú Thị và thăm Làng nghề Gốm sứ Bát Tràng.

Lãnh đạo Hà Tĩnh tìm hiểu phát triển cụm công nghiệp, làng nghề của Thủ đô Hà Nội

Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh tham quan Công ty TNHH Điện Stanley (DN liên doanh giữa Nhật Bản với Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, tại cụm công nghiệp Phú Thị)

Lãnh đạo Hà Tĩnh tìm hiểu phát triển cụm công nghiệp, làng nghề của Thủ đô Hà Nội

Công ty TNHH Điện Stanley là đơn vị chuyên về sản xuất các loại đèn và linh kiện đèn cho ô tô, xe máy, thiết bị chiếu sáng trong nhà và công cộng. Sau 23 năm đầu tư tại Việt Nam (1996 - 2019), Công ty đã có sự phát triển vượt bậc. Hiện, công ty tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 2.000 lao động.

Lãnh đạo Hà Tĩnh tìm hiểu phát triển cụm công nghiệp, làng nghề của Thủ đô Hà Nội

Đoàn tham quan làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Làng gốm sứ Bát Tràng hay còn gọi tắt là làng gốm Bát Tràng, thuộc hai thôn gồm Bát Tràng và Giang Cao nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam.

Lãnh đạo Hà Tĩnh tìm hiểu phát triển cụm công nghiệp, làng nghề của Thủ đô Hà Nội

Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống về gốm sứ ở Việt Nam. Nơi đây không chỉ lưu giữ được những nét văn hóa của một làng nghề truyền thống mà còn nổi tiếng về làm gốm sứ hàng đầu ở nước ta. Trải qua bao thăng trầm của đất nước, Bát Tràng ngày nay còn là điểm du lịch thú vị đối với nhiều du khách muốn tìm hiểu và biết về kỹ nghệ làm gốm sứ lâu đời bậc nhất còn truyền được đến ngày nay.
 

Theo Thanh Hoài/baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 758

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 757


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1524846

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74571817