14:40 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình cam chanh Ngọc Sơn đạt chuẩn VietGap

Chủ nhật - 19/11/2017 08:42
10 ha cam chanh tại xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà vừa được công nhận là mô hình thâm canh đạt chuẩn theo tiêu chuẩn VietGap.

Mô hình thâm canh vườn cam đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà được xây dựng từ tháng 4 đến tháng 12/2017, với tổng kinh phí đầu tư trên 700 triệu đồng.

Cam chanh Ngọc Sơn được trồng theo yêu cầu VietGap

 

Trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ trên 200 triệu đồng. Mô hình có diện tích 10 ha do 7 hộ ở các thôn Trung Tâm, Khe Dao 1, Khe Dao 2 cùng xây dựng.

Quá trình triển khai, các hộ dân được chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh vườn cam, áp dụng tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp VietGap nhằm tăng năng suất, cải thiện chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm quả tươi tại vườn.

Sau 8 tháng tổ chức triển khai thực hiện mô hình, các hộ tham gia bước đầu đã nắm bắt, thực hiện tốt các nguyên tắc, yêu cầu của VietGAP, sản xuất ra sản phẩm cam chanh an toàn.

Mô hình đã đem lại năng suất, chất lượng cao; quả cam sáng bóng, được thị trường ưa chuộng. Dự kiến năng suất bình quân đạt trên 19 tấn/ha, cao nhất là 30 tấn/ha, sản lượng đạt trên 190 tấn.

Sản phẩm đang được giới thiệu với các doanh nghiệp và các siêu thị để thu mua. Các hộ tham gia đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap năm 2017 với 180 tấn.

Đây là kết quả quan trọng để địa phương tiếp tục khai thác, phát huy những tiềm năng, lợi thế phát triển, nhân rộng mô hình này đưa cây cam trở thành sản phẩm hàng hóa chất lượng, có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng cam ở địa phương. 

Thúy Hằng
hatinhtv.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 312

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 311


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 980532

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71207847