20:52 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Năm 2017: Hà Tĩnh phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt 10,6%

Thứ sáu - 20/01/2017 10:17
- Năm 2016, sự cố môi trường biển và các đợt lũ lụt diện rộng trong tháng 10 ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân Hà Tĩnh. Tuy vậy, với nỗ lực và quyết tâm cao, Hà Tĩnh đã vượt qua khó khăn và đạt được một số kết quả nhất định. Năm 2017, Tỉnh phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt 10,6%.
Những kết quả đạt được
Theo Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2016 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2016 của Hà Tĩnh giảm 17,06% so với năm 2015. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,89%; khu vực công nghiệp - xây dựng giảm 29,87%; khu vực dịch vụ giảm 14,16%.
Trong điều kiện gặp rất nhiều khó khăn, đầu năm rét đậm, rét hại vào thời kỳ gieo mạ và xuống cấy, tiếp đó ảnh hưởng sự cố môi trường biển, cuối năm liên tục các đợt mưa lớn kéo dài gây ngập lụt, hư hỏng nhiều diện tích lúa, cây màu, nuôi trồng thủy sản, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn tăng trưởng 4,89%. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt 80 triệu đồng/ha, (đạt 100% kế hoạch). Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 52% trong cơ cấu giá trị nông nghiệp (đạt 100% kế hoạch). Tổng sản lượng lương thực đạt 56 vạn tấn (đạt 109% kế hoạch), tăng 2,3% so với năm 2015.
Chăn nuôi phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng đàn, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 118.000 tấn, tăng 14,2% so với năm 2015. Các dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, bò sữa từng bước đi vào ổn định sản xuất. Tỷ lệ giết mổ tập trung trâu bò đạt 90% (tăng 13%), lợn đạt 67% (tăng 10%).
Sản xuất nuôi trồng, khai thác hải sản từng bước được khôi phục sau sự cố môi trường biển. Đến 30/6/2016 diện tích thả nuôi mặn lợ đạt 2.287ha, bằng 82,3% kế hoạch năm, giảm 100ha so với cùng kỳ năm 2015, nhưng đến 30/10/2016 diện tích thả nuôi mặn lợ đã đạt 2.777ha, bằng 100% kế hoạch; lượng tàu thuyền đánh bắt đã tăng dần, số tàu khai thác ven bờ đạt từ 70 - 80%, tàu xa bờ đạt từ 85 - 90%. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 39.215 tấn.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng nông thôn mới được quan tâm. Đến cuối năm 2016 có thêm khoảng 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên là 72 xã (chiếm 31,3% tổng số xã) và không còn xã dưới 9 tiêu chí.
Năm 2016, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Tĩnh tăng khoảng 15,37% so với năm 2015, trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 22,26%; ngành khai khoáng giảm 10,66%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 0,09%; công nghiệp cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 16,72%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 34.679 tỷ đồng; trong đó: bán lẻ hàng hóa giảm 4,8%; dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 20%%; du lịch lữ hành giảm 4,5%; dịch vụ khác giảm 15,18%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 130 triệu USD, tăng 4,59% so với cùng kỳ.  Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.200 triệu USD, giảm 48,81% so với cùng kỳ.
Năm 2016, tổng nguồn vốn tín dụng huy động của Tỉnh đạt khoảng 34.615 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 32.074 tỷ đồng, tăng 19,53%. Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2016 ước đạt 42.556 tỷ đồng, trong đó: Nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và ODA khoảng 6.957 tỷ đồng, đầu tư của doanh nghiệp trong nước và khu vực dân cư khoảng 11.000 tỷ đồng; khu vực FDI đạt khoảng 23.166 tỷ đồng. Năm 2016 có 930 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 7,9% so với năm 2015.
Bên cạnh đó, công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở được củng cố, duy trì; chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông ổn định. Tỉnh đã chú trọng phát triển chuyên môn, kỹ thuật nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Đa khoa Kỳ Anh đã triển khai nhiều kỹ thuật mới.
Đồng thời, Tỉnh đã tập trung các giải pháp giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, ưu tiên cho người dân vùng bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển, giải quyết việc làm mới cho trên 21.860 lao động, đạt 91% kế hoạch, trong đó xuất khẩu lao động 6.200 người.
Ngoài ra, công tác khôi phục sản xuất và ổn định đời sống cho người dân bị ảnh hưởng môi trường cũng được Tỉnh quan tâm. UBND Tỉnh đã chủ động ban hành các chính sách hỗ trợ các hộ nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại, hỗ trợ mở các cửa hàng kinh doanh hải sản an toàn, hỗ trợ gạo cho các hộ bị ảnh hưởng, tiền cho các chủ tàu dưới 90CV, thu mua muối cho người dân, hỗ trợ tiền điện cho các kho đông lạnh dự trữ hải sản và các chính sách khác.  Theo đó, Tỉnh đã hỗ trợ 6.240,484 tấn gạo cho 19.247 hộ, 67.988 số khẩu; hỗ trợ cho các chủ tàu, thuyền không lắp máy và lắp máy dưới 900CV với 5.012 chiếc, số tiền 23.066,5 triệu đồng; hỗ trợ 100% phí mua thẻ BHYT với 2.847 thẻ được cấp mới; hỗ trợ thành lập 25 cửa hàng kinh doanh hải sản an toàn, số tiền 125 triệu đồng; hỗ trợ 100% lãi suất vay ngân hàng cho các tổ chức vay vốn mua muối cho diêm dân; hỗ trợ triển khai đóng mới 28 tàu cá trên 90CV và cải hoán 6 chiếc thành tàu trên 90CV...
Hiện nay đã cơ bản hoàn thành công tác kê khai bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường; các địa phương hiện đang tập trung thẩm định, phê duyệt và chi trả tiền cho các đối tượng bị thiệt hại.

Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh 
Một số giải pháp phát triển năm 2017
Để thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đã đề ra, tạo chuyển biến rõ nét về tăng trưởng kinh tế trong năm 2017, tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:
Một là, Tỉnh sẽ rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch; hoàn thiện cơ chế, chính sách giai đoạn 2017 – 2020, sớm đề xuất Trung ương triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội liên vùng ven biển các tỉnh Bắc Trung bộ; đồng thời cho phép điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050, gắn với việc xây dựng Đề án phát triển kinh tế biển và ven biển của Tỉnh. Với phương châm không phát triển kinh tế bằng mọi giá, theo đó: (1) Tỉnh tiếp tục khẳng định phát triển Khu kinh tế Vũng Áng trở thành khu kinh tế động lực của khu vực và cả nước; (2) Phát triển cụm ngành công nghiệp nặng dọc dải ven biển ở quy mô vừa phải, phù hợp; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ ít gây ô nhiễm môi trường; (3) Phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản; đồng thời tiếp tục tập trung cao cho xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị.
Hai là, tập trung chỉ đạo, kiên trì thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp. Trọng tâm là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố, phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp gắn với chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực. Đồng thời, tập trung khôi phục, phát triển sản xuất nuôi trồng, khai thác thủy sản, gắn với phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản sau sự cố môi trường. Bên cạnh đó, tổ chức rà soát, đánh giá khách quan, khoa học các tác động về kinh tế, môi trường, xã hội đối với một số dự án lớn trên địa bàn như: Dự án Khai thác mỏ sắt Thạch Khê, các Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng...
Đảm bảo huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế. Phấn đấu tăng nguồn vốn huy động từ 13-15%, tăng trưởng dư nợ tín dụng từ 16-18%, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ dưới mức 2%. Mở rộng tín dụng đầu tư, ưu tiên vốn tín dụng ưu đãi cho các dự án lớn, trọng điểm và thực hiện các chính sách.
Ba là, tạo bước đột phá mới trong cải cách hành chính, trọng tâm là tinh giản bộ máy biên chế, cải cách thủ tục hành chính, thiết lập cơ chế liên thông, một đầu mối. Tiếp tục triển khai toàn diện các nội dung của Chương trình cải cách hành chính để tạo chuyển biến mạnh mẽ, hiệu lực, hiệu quả điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bốn là, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bố trí, sắp xếp đội ngũ hợp lý gắn với tinh giản biên chế trong giáo dục.
Bên cạnh đó, triển khai đồng bộ và hiệu quả các chính sách, Chương trình, dự án về giảm nghèo, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,5%-2%. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ ưu đãi người có công, tiếp tục quan tâm hỗ trợ nhà ở, tìm kiếm, quy tập hài cốt, xác định danh tính liệt sĩ. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm. Phát triển thị trường lao động, hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho người dân, nhất là ở vùng bị thiên tai, sự cố môi trường. Thực hiện tốt chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn, vệ sinh lao động./.
Thanh Hà
http://kinhtevadubao.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 41

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 40


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1210941

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72893650