21:18 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngư dân Hà Tĩnh với tục cúng xuất bến cầu “lộc biển”

Thứ ba - 19/06/2018 04:08
Cứ mỗi một chuyến hành trình vươn khơi, các chủ thuyền lại sắm sửa lễ vật để cúng xuất bến nhằm cầu bình an, cầu may mắn được nhiều “lộc biển” cho chuyến đi.

Bóng chiều dần nghiêng là lúc chủ tàu vỏ thép Lê Văn Ất (xóm Hội Thủy, xã Xuân Hội, Nghi Xuân) bày biện lễ vật trước ghe tàu, chuẩn bị cho lễ cúng xuất bến. Đây là việc làm quen thuộc trước mỗi chuyến ra khơi của anh Ất cũng như ngư dân vùng biển Xuân Hội. Mâm cúng được anh chuẩn bị hết sức đơn giản với xôi gà, gạo muối, rượu, cau trầu…

Ngư dân Hà Tĩnh với tục cúng xuất bến cầu “lộc biển”Chủ tàu làm lễ cúng xuất bến trước chuyến ra khơi

Chuẩn bị lễ vật xong, chủ tàu Lê Văn Ất trong trang phục chỉnh tề, lấy 3 nén nhang khấn vái và cầu mong một chuyến ra khơi may mắn, bình an, đánh bắt được nhiều tôm cá.

Chủ tàu Lê Văn Ất chia sẻ: “Lễ cúng xuất bến đầu chuyến ra khơi là cúng vị thần canh bến ở đây. Nếu như cá ông che chở, bảo vệ cho ngư dân trên biển, thì thần canh bến bảo vệ cho tàu thuyền an toàn khi neo đậu. Vì vậy, khi rời đi, ngư dân sắm sửa lễ vật để cảm ơn thần canh bến và cầu mong bình an, may mắn cho chuyến đi”...

Ngư dân Hà Tĩnh với tục cúng xuất bến cầu “lộc biển”Sau lễ cúng xuất bến, tàu vỏ thép chọn giờ tốt để ra khơi

Cúng xuất bến được thực hiện trước chuyến ra khơi. Vì vậy, thời điểm diễn ra lễ cúng thường là cuối buổi chiều. Giờ khởi hành được ngư dân mặc định phải là giờ hơn theo quan niệm “đi hơn, về kém” của cha ông.

Ngày khởi hành cũng tùy theo cách nghĩ, phong tục của mỗi vùng. Với ngư dân vùng biển cửa Hội, họ chỉ kiêng khởi hành ngày mùng 1, còn lại ngày nào cũng có thể ra khơi. Chủ tàu Trần Đức Huy (xóm Xuân Thủy, xã Xuân Hội, Nghi Xuân) cho biết: “Bất kể ai là ngư dân đều kiêng cữ khởi hành ngày mùng 1. Ngày này là ngày “ông bà” nên không ai dám ra khơi. Còn lại, nếu thời tiết thuận lợi thì ngư dân bám biển đánh bắt".

Ngư dân Hà Tĩnh với tục cúng xuất bến cầu “lộc biển”Ngư dân miền biển cúng xuất bến với niềm mong sóng yên biển lặng, đánh bắt được nhiều tôm, cá.

Lăn lộn với sóng dữ ngoài khơi nên với ngư dân miền biển, niềm tin vào các vị thần che chở, bảo vệ cho họ là điều hiển nhiên. Lễ cúng xuất bến cũng như các lễ cúng quan trọng khác trong năm đều là nét đẹp tín ngưỡng của ngư dân miền biển, nhằm cầu mong những chuyến ra khơi sóng yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, đánh bắt được nhiều tôm, cá.

Theo Quang Minh - Nguyễn Hạnh/baohatinh.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 327


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1001921

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71229236