19:50 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhân rộng mô hình kinh tế vườn đồi: Đức An mở hướng làm giàu

Chủ nhật - 03/01/2016 23:27
Phát triển kinh tế vườn đồi là một trong ba đột phá phát triển kinh tế - xã hội của xã Đức An (Đức Thọ - Hà Tĩnh). Những năm qua, xã đã tập trung nguồn lực đầu tư khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của mô hình kinh tế vườn đồi, trang trại, tạo chuyển biến đáng kể diện mạo nông thôn, nhất là nâng cao thu nhập cho người dân.

 

Phát triển kinh tế vườn đồi là một trong ba khâu đột phá phát triển kinh tế - xã hội của xã Đức An.

Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là chú trọng phát triển kinh tế vườn rừng, mấy năm gần đây, đời sống của người dân xã Đức An đã được cải thiện đáng kể, nhiều gia đình đã thoát nghèo và vươn lên khá - giàu ngay trên quê hương.

Là xã vùng trung du miền núi của huyện Đức Thọ, có diện tích 12,62km² nên Đức An xác định kinh tế vườn rừng là một thế mạnh, là “đòn bẩy” để phát triển kinh tế. Những năm qua, chính quyền xã đã xây dựng nhiều đề án, chủ trương và ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế trang trại vùng gò đồi. Sau khi chủ trương được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, cộng với sự tạo điều kiện tối đa của chính quyền địa phương, người dân đã có thêm động lực và niềm tin để phát triển kinh tế vườn rừng, vườn đồi. Không những thế, bà con còn làm tốt công tác bảo vệ rừng tự nhiên, khoanh nuôi rừng tái sinh, trồng mới nhiều diện tích rừng kinh tế, kết hợp với xây dựng các mô hình kinh tế, đưa nhiều giống cây, con mới vào sản xuất.

Bên cạnh kinh tế vườn rừng, xã Đức An còn xây dựng được cánh đồng mẫu với quy mô 20ha sản xuất lúa chất lượng cao có liên kết với các doanh nghiệp, tổ hợp tác về cung ứng giống, phân bón và bao tiêu sản phẩm. Hình thành các mô hình sản xuất lớn, vừa và nhỏ có hiệu quả kinh tế, có liên kết bao tiêu sản phẩm. Đặc biệt, mô hình chăn nuôi ngày càng phát triển, mang lại thu nhập cao cho nông dân. Nhiều giống cây trồng có chất lượng cao được đưa vào sản xuất.

Tính đến nay, trên địa bàn Đức An có 20 mô hình trồng trọt, chăn nuôi phân bố rộng khắp trên địa bàn các thôn Đại An, Long Sơn, Hữu Chế, Tân Tiến, Long Hoà…, tất cả đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn; đồng thời tạo đà cho việc thực hiện tiêu chí thu nhập, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Là một trong những hộ gia đình đầu tiên tham gia phát triển kinh tế vườn đồi, hộ ông Đường Xuân Hanh  (thôn Long Sơn) có 4,2ha đất áp dụng theo mô hình VAC. Hiện, trang trại của ông thường xuyên nuôi 500-600 con lợn/lứa, 10-15 con bò lai Zê bu; 1.000 con gà thả vườn; trồng 150 gốc cam, chanh và 0,8ha trồng rừng, tổng thu nhập đạt hàng trăm triệu đồng/năm.

Ông Hanh cho biết: Đất đai ở đây phù hợp với cây công nghiệp như keo, các loại cây ăn quả có múi như cam, bưởi… nên cây phát triển tốt, cho lợi nhuận cao.

Không chỉ gia đình ông Hanh mà nhiều hộ khác cũng phát triển theo mô hình này. Điển hình như gia đình ông Đào Trọng Cần ở thôn Long Sơn nuôi bình quân 500 con lợn/lứa;  hộ các ông, bà Nguyễn Xuân Hương, Phan Văn Tuấn, Hà Văn Hương, Nguyễn Song Thao… thường xuyên nuôi 30 - 35 con lợn/lứa, kết hợp với nuôi gà và trồng rừng cũng ăn nên làm ra, thoát nghèo bền vững. 

Ông Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch UBND xã Đức An, cho biết: “Phát triển kinh tế - xã hội ở vùng miền núi là một trong những chủ trương lớn của Đảng ta. Nắm bắt được chủ trương này, trong những năm qua, chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách khuyến khích người dân phát triển kinh tế vườn rừng. Nhờ biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật mà nhiều mô hình cho lợi nhuận cao, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng của địa phương, mở ra hướng làm giàu cho người dân, góp phần giúp Đức An sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới”.

Theo Huy Hùng - Văn Huân/kinhtenongthon.com.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: kinh tế

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 184


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1250400

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72933109