20:33 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân với thị trường tiêu thụ - khoảng cách còn xa!

Thứ ba - 10/07/2012 20:15
Làm thế nào để kết nối sản xuất của người nông dân với thị trường tiêu thụ một cách hiệu quả nhất? Đây là câu hỏi luôn đặt ra với người sản xuất trên lĩnh vực nông nghiệp. Đối với địa phương vùng sâu, vùng sâu như Hương Khê, vấn đề đó càng trở nên bức thiết khi đây được coi là một thị trường nông sản dồi dào.
ương Khê là vùng đất có điều kiện phát triển mạnh các loại cây lương thực, hoa màu như: lạc, ngô, sắn…; các loại cây ăn quả như: cam, chanh. Đặc biệt, bưởi Phúc Trạch, sắn Động Cửa, chè Hương Trà vốn được coi là đặc sản nổi tiếng trong và ngoài tỉnh.

Hương Khê cũng là huyện có tiềm năng chăn nuôi rất lớn theo hướng tập trung các loại gia súc, gia cầm… Tuy nhiên, với những tiềm năng dồi dào như vậy những người nông dân nơi đây vẫn chưa được hưởng lợi nhiều từ các nông sản do chính mình làm ra - vốn được coi là nguồn thu chính của gia đình. Việc gây dựng một thị trường tiêu thụ lành mạnh cũng như có lợi cho nông dân vẫn là một câu hỏi lớn chưa có đáp án.

Nông dân với thị trường tiêu thụ - khoảng cách còn xa!

Các chủ buôn ở Nghệ An về tận hộ dân thu mua lạc

Ông Lê Đức Khang - Trưởng phòng Công thương huyện Hương Khê cho biết: “Hiện nay, số doanh nghiệp ở Hương Khê vốn rất ít, chỉ có 139 doanh nghiệp, trong đó gần 90% là các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ chủ yếu phân phối các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Ở các địa phương, chưa có một doanh nghiệp lớn nào thực hiện việc thu mua và bao tiêu sản phẩm của người nông dân”.

Hiện nay, ngoài các nông trường cao su do các Công ty cao su… đấu thầu và quy hoạch sản xuất theo quy trình khép kín, còn lại các nông sản khác, kể cả bưởi Phúc Trạch - một thương hiệu nổi tiếng của Hương Khê đều đang đứng trước những khó khăn trong việc giải quyết đầu ra.

Cũng theo ông Khang, hiện nay hình thức tiêu thụ các loại nông sản ở Hương Khê chủ yếu vẫn chủ yếu thông qua các kênh phân phối nhỏ lẻ. Mỗi xã có khoảng trên dưới 10 điểm thu mua nhỏ của các tư thương địa phương. Các hộ tư thương này có thể tích trữ hàng hóa nhập trực tiếp cho các chủ buôn đến từ các tỉnh khác hoặc tập trung ra đầu mối là thị trấn Hương Khê. Một số chủ buôn tư nhân ở Nghệ An, Quảng Bình cũng trực tiếp đến hang cùng ngõ hẻm từng thôn/xóm thu mua nông sản bà con mỗi dịp mùa về. Điều đáng nói là giá cả do tư thương tự thỏa thuận với người dân khiến không ít bà con nông dân rơi vào tình cảnh thiệt cả đôi đường.

Hiện nay, trong tổng số 3.165 ha đất nông nghiệp của Hương Khê thì có đến 2.300 ha diện tích lạc, ngô trong đó chủ yếu là lạc. Hương Khê là vựa lạc của cả tỉnh, đồng thời cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các tỉnh lân cận như: Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa…

Nông dân với thị trường tiêu thụ - khoảng cách còn xa!

Lạc chất bên đường chờ xe các lái buôn qua thu mua

Xã Lộc Yên là một trong địa phương tập trung diện tích lạc nhiều nhất của toàn huyện với 170ha. Vụ đông xuân vừa rồi, mặc dù gặp không ít khó khăn trong sản xuất nhưng năng suất lạc của xã vẫn đạt 30 tạ/ha với tổng sản lượng gần 5.000 tấn. Tuy nhiên, việc bao tiêu sản phẩm cho người dân vẫn diễn ra tự phát.

Hiện nay, xã đã có 2 hợp tác xã nhưng chỉ chuyên dịch vụ nông nghiệp chưa có hợp tác xã đứng ra làm khâu trung gian trong việc kết nối thị trường với người dân nên tình trạng thu mua nông phẩm một cách manh mún, giá cả bấp bênh khiến người dân xã Lộc Yên ngậm ngùi cảnh được chăng hay chớ. Cả xã có 10 điểm dịch vụ nhỏ lẻ trong đó có 2 đại lý lớn của anh Nguyễn Văn Học xóm Trung Thượng và anh Cao Đình Huân xóm Thái Thượng trực tiếp thu mua lạc của nhân dân trong xã.

Một số nông sản khác như ngô, sắn, chè… cũng chịu hoàn cảnh tương tự khi bán ra thị trường với giá rất rẻ. Điều đáng nói là không có nơi tiêu thụ bà con chủ yếu tập trung ở chợ huyện rao bán hoặc phải ngược xuôi những chuyến hàng xuống thành phố Hà Tĩnh. Chính vì thế nên người nông dân không chủ động được, nông phẩm làm ra thì bị tư thương ép giá, không bán thì cũng không còn ai mua.

Về thăm làng bưởi Phúc Trạch hôm nay, người ta không khỏi ngậm ngùi khi nhiều những gốc bưởi bị mất đi phần do thiên nhiên, phần do con người. Người dân Phúc Trạch ngày nay không còn mấy mặn mà với sản phẩm quê hương khi không có người mua hoặc phải xuôi ngược khắp nơi bán từng quả bưởi.

Ông Phạm Quang Ngọ - Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch cho biết, hiện nay, xã có 108 ha diện tích bưởi. Mặc dù xã đã có nhiều chính sách hỗ trợ trồng mới diện tích bưởi tuy nhiên vẫn không cải thiện được tình trạng người dân thờ ơ với cây bưởi. Được biết, năm 2007, Công ty Đông Nam (Sài Gòn) trực tiếp ký hợp đồng đứng ra bao tiêu sản phẩm cho nông dân nhưng người dân Phúc Trạch chưa mừng vui bao lâu thì sau 1 năm công ty này giải thể chuyển sang cho hợp tác xã Lộc Yên. Người dân lại quay trở lại thời kỳ bấp bênh với các quán nhỏ tập trung ở các sân ga vào mỗi mùa thu hoạch bưởi. Thay vào đó hiện nay rất nhiều hộ ở đây chú trọng trồng xen các loại cây gió trầm làm cho cây bưởi càng chết dần chết mòn..

Nông dân với thị trường tiêu thụ - khoảng cách còn xa!

Cây gió trầm được người dân Phúc Trạch dần ưa chuộng hơn cây bưởi

Trong chăn nuôi, tình trạng bao thu sản phẩm một cách tràn lan, vô tổ chức cũng diễn ra triền miên. Hương Khê có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi nhưng cho đến nay nỗ lực của huyện đưa chăn nuôi trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Hương Khê vẫn còn gặp không ít khó khăn. Khâu yếu nhất trong phát triển chăn nuôi vẫn là kết nối giữa doanh nghiệp và nhà nông trong việc cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn, cả doanh nghiệp cung ứng và doanh nghiệp thu mua trực tiếp với nông dân đều chủ yếu thông qua thỏa thuận miệng, không có hợp đồng cụ thể và theo nhu cầu thời điểm. Chính điều này đã gây ra rất nhiều bất lợi cho người dân.

Được biết, hiện nay, Phòng Công thương huyện Hương Khê đang phối hợp với các cơ quan, ban, ngành lập kế hoạch phát triển kinh tế địa phương theo hướng kinh tế thị trường hướng đến năm 2013 huyện sẽ phát triển theo hướng thị trường, lấy ý kiến người dân là chính. 22 xã trong toàn huyện đã được tham gia tập huấn chương trình kinh tế thị trường MOSEP. Tuy nhiên, việc làm cần thiết nhất hiện nay vẫn là thành lập các hiệp hội doanh nghiệp hoặc thiết lập một cơ chế tập trung ở các địa phương cũng như trong toàn huyện thống nhất trong việc cung ứng và tiêu thụ cho nông dân. Có như vậy những sản phẩm nông dân sản xuất ra mới có được đầu ra ổn định và người dân không còn chịu thiệt thòi, nhất là trong thời kỳ bão giá như hiện nay.

Đoàn Loan
(Nguồn:Baohatinh.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 432


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 531297

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70758612