01:28 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển cây ăn quả ở xã Thượng Lộc

Chủ nhật - 22/10/2017 10:36
Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng trà sơn, cấp ủy, chính quyền huyện Can Lộc đã chỉ đạo đẩy mạnh phát triển cây ăn quả. Nhờ vậy, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, có sức lan tỏa. Một trong số gương điển hình đó bà Phan Thị Hiền ở xóm Anh Hùng, xã Thượng Lộc.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho bà Phan Thị Hiền, một trong số 69 nông dân có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2017

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho bà Phan Thị Hiền, một trong số 69 nông dân có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2017

Bà Phan Thị Hiền (sinh năm 1966) cùng gia đình sinh sống tại xóm Anh Hùng, xã Thượng Lộc, đất đai phần lớn là đồi núi, diện tích trồng lúa ít, đời sống nhân dân nhìn chung khó khăn. Làm thế nào để vươn lên thoát nghèo là câu hỏi mà ngày đêm vợ chồng bà trăn trở.

Năm 1995, Đảng ủy xã đề ra chủ trương cải tạo vườn tạp. Được chính quyền và các tổ chức đoàn thể vận động, nhận thấy vườn đồi của gia định có độ dốc, không bị ngập úng, dễ khai thác nguồn nước tưới, gia đình bà quyết định trồng cây ăn quả và mua nhiều loại cây giống về trồng, như: mít, ổi, cam, quýt, vải thiều, nhãn, bưởi phúc trạch, hồng vuông… Trong số các loại cây, nổi trội là cây cam chanh, cây phát triển tốt, nhiều quả và có chất lượng cao, không thua kém các loại cam nổi tiếng khác trên thị trường. Đến năm 2005, gia đình bà tự nhân giống để trồng trên diện rộng. Sau ba năm, cam bắt đầu có quả, cho thu nhập khá, gia đình bà quyết định phá bỏ hết tất cả các loại cây khác, tập trung chuyên canh cam. Đến cuối năm 2015, gia đình bà đã trồng được 1.200 cây cam chanh trên diện tích 2,5 ha, trong đó 205 cây từ 3 - 4 năm tuổi; 300 cây từ 5 năm tuổi trở lên (bình quân mỗi cây  cho thu hoạch 55-60 kg quả/cây, cá biệt một số cây cho 120-150 kg quả). Thu nhập hàng năm từ cam tăng dần, năm 2013, sau khi trừ các khoản chi phí gia đình bà thu được 300 triệu đồng, đến năm 2016 tăng lên khoảng 600 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình bà sản xuất cây giống bán cho bà con trong vùng và các địa phương khác, mỗi năm gia đình bà bán ra hơn 10 ngàn cây giống. Mô hình phát triển kinh tế hộ trang trại theo hướng chuyên canh cây ăn quả, kết hợp sản xuất cây giống của gia đình bà tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với thu nhập 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng, vào mùa thu hoạch sử dụng 6 lao động.

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, bà thường xuyên vận động bà con trong xóm cùng trồng cam, đồng thời giúp đỡ những hộ khó khăn về cây giống, chia sẻ kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Năm 2014, được tỉnh và huyện hỗ trợ tiền mua cây giống (20 ngàn đồng/cây cho hộ trồng cam có quy mô từ 50 cây trở lên), số lượng hộ trồng cam tại xã Thượng Lộc tăng mạnh. Riêng xóm Anh Hùng có 100 hộ được hỗ trợ tiền mua cây giống. Do chất lượng cam Thượng Lộc nói chung và cam của xóm Anh Hùng rất ngon, có vị ngọt đậm đà và hương thơm đặc biệt, không thua kém các dòng cam khác như cam Khe Mây (Hương Khê), cam Hương Sơn, cam Cẩm Yên (Cẩm Xuyên), nên năm 2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã hỗ trợ 05 hộ trồng cam tại huyện Can Lộc triển khai sản xuất cam thương phẩm theo quy trình VietGAP. Tại xóm Anh Hùng có 3 hộ (Phan Thị Hiền, Phan Văn Sơn, Trần Thư Khương; hai hộ còn lại tại xã Mỹ Lộc). Ngày 20/9/2016, cả 05 hộ đã được cấp chứng nhận sản phẩm quả cam phù hợp theo quy trình VietGAP, đảm bảo an toàn thực phẩm. Từ đây việc tiêu thụ cam dễ dàng và giá cao, ổn định hơn, nhiều nơi ký hợp đồng thu mua toàn bộ sản phẩm.

 
Bà Phan Thị Hiền chăm sóc cam  

Đến nay, tất cả 48 hộ ở xóm Lâm Nghiệp (nay đã sáp nhập vào xóm Anh Hùng) đều có vườn cam quy mô từ 1,5 - 2,5 ha/hộ, hàng năm thu nhập khá, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, tiêu biểu như: Hộ ông Phan Văn Sơn có gần 02 ha cam, bình quân mỗi năm sau cho thu nhập 400 - 500 triệu đồng sau khi trừ chi phí; gia đình ông Trần Thư Khương trồng được 1,5 ha cam, mỗi năm thu 150 - 200 triệu đồng. Riêng gia đình bà Hiền, nhờ trồng cam đã nuôi hai con ăn học, hiện tại cả hai con của bà đều thành lập doanh nghiệp (con cả thành lập doanh nghiệp chế biến gỗ tại xã, con thứ hai mở doanh nghiệp tại Đà Nẵng). Với những kết quả đó, bà Phan Thị Hiền được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi và xây dựng nông thôn mới năm 2015, Bằng khen hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2016. Đặc biệt, ngày 20/9/2017, bà được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen nông dân có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2017.

Dương Trí Thức - Hội Nông dân tỉnh
http://hatinh.dcs.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 263

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 261


Hôm nayHôm nay : 27533

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1086793

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72769502