23:29 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển kinh tế trang trại tương xứng với tiềm năng (Bài 2): Cần hệ thống chính sách đồng bộ

Thứ năm - 17/04/2014 03:25
Đánh giá tầm quan trọng của kinh tế trang trại, Ban Thường vụ Huyện ủy Can Lộc ban hành Nghị quyết 22/NQ-HU về phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 2009-2015. Sau sơ kết 3 năm thực hiện, Can Lộc tiếp tục đề ra phương hướng phát triển kinh tế trang trại cả về quy mô sở hữu và hình thức sản xuất với mục tiêu mỗi năm phát triển thêm 5-7 trang trại, trong đó có 3-5 trang trại chăn nuôi tập trung theo quy hoạch nông thôn mới.
 

>> Phát triển kinh tế trang trại tương xứng với tiềm năng (Bài 1): Khó khăn còn đó

Anh Bùi Đức Công - chuyên viên Phòng NN&PTNT huyện Can Lộc cho biết, theo Quyết định 03/QĐ-UBND về khuyến khích chăn nuôi - thú y, huyện có từng mức hỗ trợ cho các trang trại để xây dựng cơ sở hạ tầng và bể biogas; hỗ trợ lãi suất mua con giống, thức ăn; giao UBND các xã, thị trấn hỗ trợ 30-60% trong khả năng ngân sách cho phép tiền giải phóng mặt bằng; tạo điều kiện thuận lợi để cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất… Tuy nhiên, đến năm 2012, trong số 682 trang trại, gia trại với tổng diện tích 1.570 ha của Can Lộc, mới chỉ có 14 trang trại đạt tiêu chí và được cấp GCN kinh tế trang trại.

Phát triển kinh tế trang trại tương xứng với tiềm năng (Bài 2): Cần hệ thống chính sách đồng bộ
Cần có những giải pháp cụ thể để giảm thiểu khó khăn và rủi ro trong phát triển kinh tế trang trại.

Hương Khê là huyện miền núi, có lợi thế lớn về phát triển kinh tế trang trại với nhiều sản phẩm chủ lực có giá trị kinh tế cao như: bưởi Phúc Trạch, cam, cao su, chè, rừng nguyên liệu... Đến năm 2013, huyện Hương Khê có 1.300 hộ tham gia kinh tế theo hướng trang trại, diện tích trên 6.000 ha, trong đó có gần 100 trang trại gần đạt tiêu chí quy định (trong đó 10 trang trại đã được cấp chứng chỉ, gần 30 trang trại sẽ cấp vào thời gian tới); giá trị hàng hóa sản xuất đạt gần 100 tỷ đồng/năm.

Để tạo bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế vườn, kinh tế trang trại, thời gian tới, huyện Hương Khê tập trung phát triển trang trại chuyên canh, trang trại tổng hợp trồng cây ăn quả, cao su tiểu điền, chè công nghiệp, rừng nguyên liệu, chăn nuôi lợn, bò, hươu...; phấn đấu đến năm 2015 có 1.700 hộ tham gia phát triển kinh tế theo hướng trang trại, trong đó có 200 trang trại đạt tiêu chí theo quy định; thu nhập bình quân trên 150 tỷ đồng/năm.

Hương Khê xác định đẩy mạnh công tác chuyển đổi ruộng đất, khuyến khích các hình thức chuyển nhượng, thuê, gom đất, tích tụ ruộng đất; thực hiện tốt công tác giao đất, giao rừng, cấp GCN quyền sử dụng đất cho hộ dân; huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại…

Dù vậy, những kết quả đạt được vẫn còn quá khiêm tốn so với tiềm năng. Hương Khê có diện tích đất tự nhiên 126.350,04 ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp 14.388,23 ha, đất lâm nghiệp 101.589 ha, đây là tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế lâm nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi. Nhưng đến nay, toàn huyện chỉ mới có 10 hộ được cấp GCN trang trại, nhiều trang trại còn vướng mắc trong việc cấp GCN quyền sử dụng đất. Chưa kể, các trang trại được mở và phát triển theo hướng tự phát, quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo.

Theo Chi cục Phát triển nông thôn, để tiếp sức cho kinh tế trang trại phát triển tương xứng tiềm năng, lợi thế, cần có hệ thống chính sách đồng bộ cùng với sự vào cuộc tích cực và tâm huyết của chính quyền các cấp, ngành liên quan. Theo đó, cần triển khai quy hoạch lâu dài, ổn định các vùng trang trại tập trung của huyện, xã; khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa... tạo quỹ đất liền kề để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khả thi đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả, nhất là tại các vùng trung du, gò đồi, vùng trũng ven biển... sang phát triển trang trại; nới rộng điều kiện vay vốn, tăng nguồn cho vay trung, dài hạn và cho phép chủ trang trại có thể thế chấp bằng tài sản hình thành sau đầu tư.

Song song với đẩy mạnh sản xuất là ưu tiên đầu tư xây dựng ngành công nghiệp chế biến. Quy hoạch phát triển các trang trại gắn với định hướng thị trường để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần xây dựng thương hiệu, trong đó coi trọng chất lượng, mẫu mã và vệ sinh an toàn thực phẩm về nông sản... Đồng thời củng cố, phát triển các hình thức liên kết giữa doanh nghiệp và trang trại; khuyến khích hình thức chăn nuôi gia công giữa các chủ trang trại và các doanh nghiệp chăn nuôi, sản xuất thức ăn, giết mổ, chế biến và xuất khẩu để đảm bảo thị trường ổn định cho các sản phẩm từ kinh tế trang trại.

Dương Đức Chiến
Nguồn baohatinh.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 296

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 294


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1080154

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72762863