03:58 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản phải bắt đầu từ ý thức

Thứ ba - 10/03/2015 03:15
Sáng 10/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn và Giám đốc Sở NN&PTNT Đặng Ngọc Sơn cùng chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương về triển khai công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2015.
Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản phải bắt đầu từ ý thức

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn: Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản phải thành ý thức từ chính quyền đến người dân và cần được triển khai đồng bộ bằng các giải pháp cụ thể.

Năm 2014, dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản vẫn tiếp tục xẩy ra trên địa bàn tỉnh. Trong đó, dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra tại 4 xã thuộc 3 huyện (Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà) làm 2.619 con gia cầm mắc bệnh chết.

Đặc biệt, dịch cúm gia càm H5N6 lần đầu tiên xuất hiện tại xã Kỳ Thọ (Kỳ Anh) làm o 1.900 con vịt của 2 hộ chăn nuôi mắc bệnh buộc phải tiêu hủy; dịch lở mồm long móng gia súc xảy ra tại 28 xã, phường thuộc 7 huyện làm 237 con gia súc mắc bệnh, trong đó có 7 con chết và phải tiêu hủy;

Về thủy sản, dịch bệnh đốm trắng xảy ra 3 đợt tại 21 vùng nuôi thuộc tại 5 huyện với diện tích 62,5 ha và 3 đợt dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính tại 6 vùng nuôi với diện tích 4,65 ha...

Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản phải bắt đầu từ ý thức

Nguyên nhân xảy ra dịch chủ yếu là do công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm tại một số địa phương đạt tỷ lệ thấp so với tổng đàn; việc quản lý các cơ sở kinh doanh giống vật nuôi, kiểm soát con giống nhập vào địa bàn thiếu chặt chẽ; một số ổ dịch do người chăn nuôi mua con giống không rõ nguồn gốc làm phát dịch và lây lan.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2015, ngành NN&PTNT xây dựng các giải pháp triển khai thực hiện. Theo đó, ngành chuyên môn cùng với các địa phương thực hiện nghiêm túc công tác tiêm phòng định kỳ và thường xuyên tiêm bổ sung cho gia súc, gia cầm mới nhập đàn; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tổ chức cấp và quản lý giấy chứng nhận tiêm phòng để làm cơ sở cho việc truy xuất nguồn gốc khi đưa gia súc vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung theo quy định...

Đối với công tác quản lý giết mổ tại các địa phương có cơ sở giết mổ tập trung phải tổ chức ký cam kết với người hành nghề giết mổ để đưa 100% gia súc vào giết mổ tập trung theo quy hoạch; kiểm tra, xử lý nghiêm túc để loại bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ tại hộ gia đình không đảm bảo các điều kiện. Quản lý kiểm soát, chặt chẽ về con giống trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản phải bắt đầu từ ý thức

Đại diện lãnh đạo Cơ quan Thú y vùng 3 đề nghị Hà Tĩnh cần tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt về công tác quản lý giết mổ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Cơ quan Thú y vùng 3 - ông Dương Văn Tri đánh giá cao công tác phòng chống, dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Thời gian tới, Hà Tĩnh cần tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt về công tác quản lý giết mổ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; quản lý tốt giấy tiêm phòng để nâng cao tỷ lệ, đảm bảo chất lượng công tác tiêm phòng; phát hiện sớm dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản ngay tại cơ sở để xử lý kịp thời....

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn nhấn mạnh, công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản phải thành ý thức từ chính quyền đến người dân, cần triển khai đồng bộ bằng các giải pháp cụ thể. Theo đó, các ngành liên quan và các địa phương cần quan tâm sâu sát và phân công cụ thể cho người có trách nhiệm; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm. Đặc biệt, phải kiểm soát chặt chẽ con giống khi nhập vào địa bàn, hồ sơ dịch bệnh gắn với hộ chăn nuôi...

Ngành NN&PTNT và các huyện cần tập trung chỉ đạo các địa phương, người dân tổ chức tốt công tác tiêm phòng gia súc gia cầm định kỳ theo kế hoạch của tỉnh giao.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các ngành liên quan và chính quyền địa phương chủ động phát hiện sớm, xử lý đúng quy trình kỹ thuật bệnh đạo ôn ở lúa, đồng thời chăm sóc cây trồng, vật nuôi vụ đông đảm bảo phát triển tốt; tổ chức đồng loạt ra quân làm giao thông thủy lợi nội đồng đạt kết quả cao.

Hữu Trung
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 111

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 109


Hôm nayHôm nay : 21967

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 94096

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73141067