14:18 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rau xanh trên cát trắng Không ai nghĩ màu xanh này được mọc lên từ cát trắng.

Thứ bảy - 19/03/2016 01:10
Trong cuộc sống vẫn có những điều bất ngờ, bất ngờ khiến nhiều người phải sửng sốt như xã Thạch Văn (huyện Thạch Hà) chẳng hạn. Từ một vùng đất cát bạc màu nay trở thành một địa cứ “ngồn ngộn rau xanh, cây dát quả” đẩy lùi cuộc sống lam lũ của người dân tự bao đời. Từ vườn rau đến những cánh đồng rau, đã làm cho bộ mặt Nông thôn mới xứ sở này đẹp hơn và gieo vào họ một niềm tin mãnh liệt qua bàn tay vun xới của chính mình.

“Tui không ngờ đất ni trồng được rau”

Dường như đánh hơi được có khách lạ vào nhà, con chó vàng chạy xộc ra ngõ và sủa rống lên, khiến bà Bảy đang xới đất trong vườn phải dừng tay cuốc. Vừa chào hỏi mấy câu xã giao, bà Bảy đã vội chép miệng: “Thời tiết năm nay khắc nghiệt quá, rét làm tê liệt cả tỉnh chứ không riêng gì vùng ni mô. Nếu thuận hòa như mọi năm, độ này gia đình tôi rau tốt lên nhập không kịp. Nhưng có năm được, năm mất chứ chú, làm ăn cả đời chứ phải một bữa hai bữa gì đâu”.

Mới chỉ cách đây bốn năm, bà Phan Thị Bảy vẫn thuộc diện gia đình nghèo nhất thôn Bắc Văn. Vợ chồng bà Bảy tài sản chỉ có ngôi nhà tranh xộc xệch và hai bàn tay trắng. Đối diện với vùng đất cát bạc màu, nên nếu chỉ nhìn vào hạt thóc làm sao gia đình bà Bảy đủ ăn, đủ mặc được.

Rau xanh tren cat trang Khong ai nghi mau xanh nay duoc moc len tu cat trang. - Anh 1

Không ai nghĩ màu xanh này được mọc lên từ cát trắng.

Thạch Văn vốn là vùng bãi ngang, dân không đi biển chỉ thuần túy làm nông nghiệp. Một xã có hơn 1.300 gia đình với hơn 5.300 nhân khẩu, thử làm một phép tính nếu không đưa cây mới, không thay đổi quy hoạch sản xuất vùng thì dân lấy gì ăn, bởi toàn bộ diện tích canh tác hơn 650ha, nhưng diện tích trồng lúa chỉ ít ỏi là 250ha.

“Chìa khóa thoát nghèo” ai cho và mở ra như thế nào? Gia đình bà Bảy chưa bao giờ mơ tới “chìa khóa” ấy. Mưu sinh vẫn chủ yếu là vạt ruộng nhỏ, mùa vụ bấp bênh, mưu sinh vẫn là mấy củ khoai và khóm chuối, cây ổi cằn quanh vườn. Sống trên cát, mùa hè đi trong cát bỏng. Đất cát để hoang hóa tới hàng trăm héc ta, có những năm bò tìm không ra ngọn cỏ, nước giếng cạn trơ đáy. Người dân ở đây không có vốn sản xuất, không có người cầm trịch để hoạch định cho dân Thạch Văn chiến lược làm ăn lâu dài.

May thay, thời vận mới, gió xuân đã về với đất cát bạc màu Thạch Văn. Chủ trương trồng rau xanh bằng công nghệ mới trên cát, chuyển động từ đầu thôn đến cuối làng.

Trước lúc tới bà Bảy, tôi đã ngồi đàm đạo “chuyện làm ăn” với ông Dương Văn Thái - Chủ tịch UBND xã. Ông Thái cho biết: “Không có đầu tàu khỏe thì không kéo được toa tàu đâu. Không có sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, đặc biệt là ông Võ Kim Cự thì dân đây khó thay đổi tầm nhìn, tầm nghĩ lắm. Ông Cự đến xem từng chân ruộng, đến mảnh vườn và nói dân không có vốn tỉnh sẽ tìm cách hỗ trợ cho dân vay vốn. Quyết không để đất hoang và dân nghèo mãi”.

Còn hôm nay, đứng ngắm mảnh vườn bà Bảy, bà vẫn không quên nhắc lại chuyện ông Võ Kim Cự đến thăm nhà mình. Ông xem từng con lợn, ông tới tận chuồng trâu. Một lúc sau ông Cự dạo quanh vườn rồi bảo: “Vườn nhà chị diện tích rộng lắm, cứ mạnh dạn bảo chồng phát quang hết. Chị không nên tự ty là mình không làm được, phải có gan làm rau mới có thêm tiền nuôi con ăn học…”.

“Hôm đó, tôi và chồng thực sự xúc động trước lời khuyên chân thành của ông Chủ tịch tỉnh. Ông đến thăm người nghèo đã quý hóa lắm rồi, vậy mà ông còn giao nhiệm vụ cụ thể cho ngành nông nghiệp tỉnh và cán bộ cấp ủy, chính quyền địa phương phải tạo mọi thuận lợi để gia đình tôi tiếp cận được kỹ thuật và vay vốn lãi suất ưu đãi nhất. Thảo nào tôi nghe dân làng trầm trồ: “Ông ấy quyết liệt lắm, chả có ngày chủ nhật nào nghỉ cả. Ông ấy sẵn sàng kỷ luật những cán bộ không chịu làm việc và không quan tâm tới người nghèo”, bà Bảy nhớ lại.

Bữa ni gia đình bà Bảy đã ra khỏi danh sách hộ nghèo. Duyên may để gia đình bà Bảy đổi đời, nhờ bà Bảy đã biết phủ kín màu xanh từ nhà ra đồng. Bà vẫn chăm ruộng lúa, bà lại chăm vườn rau sạch hơn 500m2. Mỗi vụ thu hoạch từ rau củ, quả mang lợi nhuận cho gia đình từ 25 - 30 triệu đồng. Rau sạch làm trên đất cát bằng công nghệ mới, bây giờ hạt giống đã quen đất và con người đã quen tay.

“Cú hích” từ những người bạn đồng hành

Trở về xã Thạch Văn bỗng dưng tôi nhớ tới một kỷ niệm cũ, khi tình cờ vào phòng làm việc với anh Dương Tất Thắng, Tổng công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh kể chuyện “xứ bạn làm rau”.

Thắng vốn là một kỹ sư địa chất đã từng lăn lộn nhiều năm ở Lào, nhưng khi “ngồi ghế nóng” giám đốc, đơn vị anh lại gặp phải muôn vàn khó khăn trước nguy cơ khoáng sản quặng đen Emenite đang cạn kiệt dần, thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa lại càng gắt gao và khó tính. Nhưng trong một chuyến đi tham quan với đoàn cán bộ tỉnh Hà Tĩnh tại Dongshan (Trung Quốc) vào tháng 8.2013 anh mới thấm thía câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Đúng là họ giỏi, kinh tế tri thức đã đi trước thời đại. Cả đoàn cán bộ tham quan hôm đó đứng ngây ngất khi được chiêm ngưỡng giữa những trảng cát mênh mông xứ người lại đan dày những màu xanh: Măng tây, củ cải, cà rốt, cà chua... Không còn gì phải phân vân nữa, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự quyết định đưa tiến bộ kỹ thuật này về áp dụng cho những vùng đất cát bạc màu ven biển Hà Tĩnh (trong đó Thạch Văn là mô hình thí điểm đầu tiên). Lãnh đạo tỉnh giao nhiệm vụ cho Tổng công ty Mitraco Hà Tĩnh lập ngay dự án “Xây dựng mô hình trồng rau củ quả, công nghệ cao trên vùng đất hoang hóa bạc màu ven biển Hà Tĩnh”.

Cái mới nhập cuộc bao giờ cũng đầy thử thách và gian khó, đặc biệt đối với khoa học “không thể trò đùa” được. Do vậy, sau khi trình bày dự án với cấp trên với những luận cứ đầy tính thuyết phục, Tổng giám đốc Dương Tất Thắng đã mạnh dạn mời các chuyên gia Trung Quốc, Nhật Bản… đến đơn vị mình giúp đỡ tư vấn về kỹ thuật.

Điều thuận lợi ban đầu đối với đơn vị anh, nhân dân và cán bộ xã Thạch Văn không hề do dự và gây khó dễ trong việc chuyển giao diện tích đất làm rau. Những tình cảm chân chất, thật thà đó, không chỉ là “cú hích” cho trái tim nhiệt huyết của Thắng mà hàng trăm công nhân “xung kích” tới vùng cát bỏng cũng phấn khởi, tự tin hơn. Để đạt được 12ha trồng thí điểm thành công, đơn vị đã xúc tiến dựng nhà tạm ngay giữa mùa hè gió Lào ràn rạt thổi. Dường như buổi đầu tới đất này những công nhân trồng rau không có ai ngủ trọn giấc vì thời khắc nghiệt. Cái gió khô khốc của xứ sở Thạch Văn, khiến cho quạt điện cố tăng vòng quay vẫn cảm thấy bất lực trước sức nóng như lửa táp. Nhưng niềm vui đã xua tan nỗi mệt nhọc, dưới sự hướng dẫn, tư vấn tận tình của các chuyên gia nước ngoài, các bước như gieo hạt, chăm sóc mầm cây ngay tại nhà ươm, vệ sinh, chăm sóc bảo vệ cây quá trình sinh trưởng, công đoạn sử dụng tưới phun tự động, các quy trình kỹ thuật chuyển giao tới đâu, đội quân trồng rau tiếp thu chắc và thực hành tốt tới đấy.

Thấy chuyện làm rau của Tổng công ty diễn ra mau lẹ và đẹp như phim, bà con xa gần rủ nhau tới xem. Họ không ngờ trong chang chang nắng lửa các mầm rau vừa nảy ra từ hạt lại sớm chiều được tắm mát, từ những dòng nước nhỏ li ti, trắng xóa, hình cầu vồng tưới xuống của các chiếc vòi chảy ra trong hệ thống tự động. Nhiều người bây giờ mới vỡ lẽ “trăm nghe không bằng một thấy” rằng, dưới tầng cát bỏng phủ dày kia, đặt máy khoan sâu địa tầng 12 mét là có ngay mạch nguồn nước ngầm dư thừa cho rau sinh trưởng. Thế là đã có đáp số trả lời thực tiễn với 12ha rau trồng thử nghiệm: Cà rốt, măng tây, củ cải, cải thảo, cải bẹ đã không phụ giọt mồ hôi với người. Thứ nào cũng tươi tắn, cũng cho năng suất cao, củ cải lớn năng suất 30tấn/ha, cà rốt 8 tấn/ha, cà chua 12 tấn/ha, hành lá 10 tấn/ha... Chưa nhìn đã thấy bắt mắt, nhưng yên tâm hơn là nguồn rau sạch từ chính mình làm ra được người tiêu dùng tin và thị trường chấp nhận.

Đáng nói hơn, ngày trước Cty Mitraco xách cặp ra nước ngoài “tầm sư học đạo” bây giờ lại trở thành “nhà tư vấn” cho các gia đình xã Thạch Văn.

Cả làng trồng rau

Ông Dương Văn Thái - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Riêng đất quy hoạch cho dự án trồng rau, củ, quả ở xã Thạch Văn là 165ha (trong đó Tổng công ty khoáng sản thương mại Hà Tĩnh sản xuất 120ha, Công ty môi trường thành phố Hà Tĩnh sản xuất 10ha). Các hợp tác xã Thạch Văn sản xuất 13,5ha. Thạch Văn hiện tại có tới 90% hộ gia đình trồng rau".

Một cán bộ nông nghiệp xã cho tôi hay: “Dân Thạch Văn xem Tổng công ty khoáng sản thương mại Hà Tĩnh là người bạn đồng hành chung thủy. Với cách làm này thể hiện ba lợi ích: Dân lợi, tập thể lợi và nhà nước lợi. Cán bộ công ty không chỉ tận tình tư vấn kỹ thuật cho dân, giúp dân xây dựng hệ thống bơm tưới mà còn bao tiêu cả sản phẩm cho dân sau khi thu hoạch. Năm 2015 đơn vị đã hỗ trợ cho bà con nông dân 1ha giống cây ăn quả, giống các loại rau, trồng 1.000 cây bóng mát dọc đường đi”.

Những việc làm này của công ty càng thuyết phục được sự đồng hành của dân. Thạch Văn bây giờ xuất hiện nhiều nhân tố điển hình rau sạch lắm.

Bà Kiều, một hộ trồng rau ở Thạch Văn cho tôi biết: "Vườn tui trước đây trồng cây chi héo cây nấy, chỉ bây giờ trồng rau mới tốt lạ lùng như thế. Mỗi vụ thu hoạch, cứ chở rau lên thành phố bán cũng thu nhập được 25 - 30 triệu đồng".

Ông Nguyễn Kim Đồng, người có diện tích vườn rau hơn 3.000m2, thừa nhận: “Trồng rau trên đất cát, không chỉ lợi về kinh tế từ mỗi gia đình mà điều quý hơn nữa làm cho mặt nông thôn thay đổi. Thạch Văn hiện nay đã xây dựng được 6 mô hình hợp tác xã, mỗi thành viên đều có ý thức tham gia mô hình mới này với mục tiêu chiến lược lâu dài, bền vững”.

Về Thạch Văn, tôi đã thấy những gương mặt hớn hở, những ánh mắt cười trong ánh xanh, thấy con đường bê tông rộng mở khép kín thôn làng. Từ trường học, trạm y tế xã, khu chợ quê đâu cũng mạo diện khang trang. Đấy là tín hiệu mùa xuân với những dự định đi xa hơn nữa...

theo Lao Động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 325

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 324


Hôm nayHôm nay : 58832

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 814281

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64800225