Sau hơn 5 năm triển khai và thực hiện việc sáp nhập thôn, TDP, đến nay Hà Tĩnh giảm được 722 thôn, TDP (từ 2.837 giảm xuống còn 2.115 thôn, TDP). Hiện toàn tỉnh bình quân một xã có 8 thôn, TDP; giảm bình quân 2,8 thôn, tổ dân phố/xã.
Trong công tác bố trí, sắp xếp cán bộ thôn, TDP sau sáp nhập, Hà Tĩnh đã giảm hơn 24.000 cán bộ thôn, TDP (hơn 2.000 người hoạt động không chuyên trách và hơn 22.000 người thực hiện nhiệm vụ khác ở thôn, tổ dân phố); tiết kiệm chi ngân sách hàng năm trên 89 tỷ đồng.
Hà Tĩnh cũng đã tăng mức phụ cấp bình quân từ 0,8 lên 1,1 mức lương cơ sở/người/tháng đối với người hoạt động không chuyên trách và từ 0,15 lên 0,5 mức lương cơ sở/người/tháng đối với người thực hiện nhiệm vụ khác ở thôn, TDP.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh khẳng định, cách làm và những kết quả mà Hà Tĩnh đã đạt được trong cải hành chính, nhất là sáp nhập thôn, xóm, TDP là kinh nghiệm quý để tỉnh Quảng Nam học tập.
Sau buổi làm việc này, mong Hà Tĩnh tạo điều kiện cho các cơ quan chuyên môn của Quảng Nam được tiếp cận các văn bản, cách làm sáng tạo trong sáp nhập thôn, TDP để nghiên cứu, vận dụng phù hợp với thực tế của Quảng Nam.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh chia sẻ, cải cách hành chính là một trong những khâu đột phá được tỉnh xác định, trong đó có nội dung về cải cách cách bộ máy. Việc sáp nhập thôn xóm đã được Hà Tĩnh triển khai từ rất sớm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa chỉnh sửa và đến hôm nay thực sự đã mang lại kết quả rõ nét.
Theo Phúc Quang/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn