Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh: Cần phải xây dựng được tính dự báo, có lộ trình cụ thể, dự kiến tốc độ đô thị hóa, xây dựng danh mục ưu tiên đầu tư cụ thể đối với từng đô thị…
Chương trình phát triển đô thị Hà Tĩnh là cơ sở xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển hệ thống đô thị của tỉnh dựa trên định hướng các quy hoạch đã được duyệt, nhằm phát huy hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Chương trình là cơ sở để quản lý đầu tư xây dựng phát triển hệ thống đô thị, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng hiện đại, văn minh, đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển đô thị và phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường.
Đơn vị tư vấn báo cáo chương trình phát triển đô thị Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2030. |
Ông Trần Hùng Mạnh - Phó Giám đốc Sở TN&MT: Số liệu về đất đai trong báo cáo chưa có sự thống nhất; đánh giá về khí hậu, thủy văn, hải văn của địa phương còn chủ quan. |
Mục tiêu của chương trình là lập kế hoạch phát triển hệ thống đô thị có trọng tâm, trọng điểm theo từng giai đoạn; từng bước rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển so với các tỉnh trong vùng và cả nước, tiến tới xây dựng Hà Tĩnh trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn của đất nước.
Theo đơn vị tư vấn, định hướng lộ trình phát triển đô thị được thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên phát triển các đô thị có vị thế, vai trò hạt nhân thúc đẩy phát triển vùng, đô thị gắn với các trọng điểm kinh tế, ưu tiên đầu tư các hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình đầu mối đảm bảo vệ sinh môi trường. Tập trung hoàn thiện các khu chức năng theo quy hoạch đô thị, nâng cấp, cải tạo sở sở hạ tầng còn yếu để nâng cao chất lượng đô thị.
Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Văn Dũng: Báo cáo dàn trải, thiếu trọng tâm, thiếu định hướng, cần xem xét lại đánh giá về hiện trạng chợ, trung tâm thương mại của tỉnh. |
Chủ tịch UBND TP. Hà Tĩnh Hà Văn Trọng: Báo cáo cần xâu nối được với quy hoạch phát triển vùng của tỉnh và quy hoạch xây dựng của các địa phương, nhất là hệ thống giao thông, chợ… |
Tại buổi làm việc, các đại biểu cho rằng, báo cáo còn chưa cập nhật các số liệu, nhiều số liệu lệch so với thực tế; nội dung nhiều, tuy nhiên còn dàn trải, thiếu trọng tâm; chưa có sự xâu nối với quy hoạch phát triển vùng của tỉnh, quy hoạch phát triển đô thị của các địa phương...
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh cho rằng, báo cáo đánh giá thực trạng nhưng chưa có phân tích, sẽ khó kết nối và đưa ra các giải pháp cụ thể; chưa bám sát quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh; cần phải xây dựng được tính dự báo, có lộ trình cụ thể, dự kiến tốc độ đô thị hóa, xây dựng danh mục ưu tiên đầu tư cụ thể đối với từng đô thị…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương tiếp tục góp ý bằng văn bản; chủ đầu tư, đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến đóng góp, tổ chức làm việc trực tiếp với các sở, ngành, địa phương để sớm hoàn thiện báo cáo; mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển đô thị thẩm định, đánh giá; xây dựng các giải pháp rõ ràng, cụ thể theo từng lĩnh vực; kiến nghị các chính sách, cơ chế đặc thù riêng cho địa phương; xây dựng giải pháp về nguồn vốn, thu hút xã hội hóa đầu tư…
Tính đến năm 2013, dân số đô thị Hà Tĩnh khoảng 194.200 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 15,47%. Đến hết năm 2014, dân số đô thị Hà Tĩnh có sự tăng đột biến, với khoảng 271.060 người do thị trấn Kỳ Anh được công nhận là đô thị loại IV, nâng tỉ lệ đô thị toàn tỉnh lên 21,59%. |
Dương Chiến
Baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn