15:18 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sớm hoàn thiện quy hoạch tài nguyên nước, đa dạng sinh học ở Hà Tĩnh

Thứ hai - 25/06/2018 02:31
Sáng 25/6, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì cuộc họp nghe kết quả thực hiện điều chỉnh tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; soát xét một số nội dung chuẩn bị kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới về lĩnh vực TN&MT.

Sớm hoàn thiện quy hoạch tài nguyên nước, đa dạng sinh học ở Hà TĩnhChủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì cuộc họp. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y cùng dự

Theo báo cáo của Sở TN&MT về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, Hà Tĩnh có vùng sinh thái quan trọng, đa dạng. Đặc biệt, tỉnh đã phát hiện nhiều loài mới cho khoa học như sao la, mang lớn, gà lôi đuôi trắng, cá sao Vũ Quang… Tuy nhiên, tác động tiêu cực khiến đa dạng sinh học (ĐDSH) bị giảm mạnh; công tác quản lý bảo tồn vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Sớm hoàn thiện quy hoạch tài nguyên nước, đa dạng sinh học ở Hà TĩnhPhó Giám đốc Sở TN&MT Phan Lam Sơn báo cáo tóm tắt nội dung dự thảo quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học nhằm bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học về các nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái phong phú trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu của quy hoạch là đánh giá đầy đủ, có hệ thống nguồn tài nguyên ĐDSH của tỉnh; xác định, khoanh vùng và nâng cao chất lượng rừng tại các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù của tỉnh; phát triển các hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu; hoàn thiện quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn.

Sớm hoàn thiện quy hoạch tài nguyên nước, đa dạng sinh học ở Hà Tĩnh

Quy hoạch cũng xây dựng và phát triển các cơ sở bảo tồn loài và nguồn gen động, thực vật quý hiếm; tổ chức thực hiện thể chế chính sách, nâng cao năng lực quản lý, bảo tồn ĐDSH và nâng cao nhận thức, tăng cường sự tham gia của người dân về ĐDSH.

Dự thảo quy hoạch cũng đề xuất nhiều giải pháp thực hiện, trong đó có các chính sách về cơ chế, chính sách, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ...

Sớm hoàn thiện quy hoạch tài nguyên nước, đa dạng sinh học ở Hà TĩnhGiám đốc Sở Xây dựng Trần Xuân Tiến: Dự thảo điều chỉnh Quy hoạch tài nguyên nước còn chưa coi trọng giải pháp bảo vệ nguồn nước, cần bổ sung cụ thể hơn

Năm 2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt “Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020”; song, quy hoạch này được lập theo Luật Tài nguyên nước năm 1998 đến nay đã không còn phù hợp.

Sớm hoàn thiện quy hoạch tài nguyên nước, đa dạng sinh học ở Hà TĩnhGiám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt: Quy hoạch tài nguyên nước cần bổ sung thêm giải pháp phân bổ nguồn nước; một số số liệu cần cập nhật mới hơn

Sớm hoàn thiện quy hoạch tài nguyên nước, đa dạng sinh học ở Hà TĩnhTrưởng Ban KT – NS HĐND tỉnh Trần Viết Hậu: Quy hoạch tài nguyên nước cần bổ sung nội dung đánh giá nguồn nước dự phòng trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm.

Điều chỉnh quy hoạch nhằm mục tiêu tăng cường hiệu quả quản lý tổng hợp, khai thác sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước, đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển KT – XH, QP - AN và bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước; đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững.

Sớm hoàn thiện quy hoạch tài nguyên nước, đa dạng sinh học ở Hà TĩnhPhó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y: Về văn bản dự thảo điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước, đơn vị tư vấn cần xác định rõ đây là quy hoạch mới hay là điều chỉnh quy hoạch; trường hợp là điều chỉnh quy hoạch thì phải làm rõ hơn lý do điều chỉnh quy hoạch và bám sát nội dung quy hoạch gốc.

Dự thảo điều chỉnh Quy hoạch đã đánh giá, tính toán dự báo nhu cầu sử dụng nước; tính toán tiềm năng nguồn nước mặt, nước dưới đất; tính toán lượng nước có thể sử dụng; tính toán lượng nước có thể phân bổ; đưa ra phương án phân bổ nguồn nước cho các ngành, từng địa phương trong điều kiện bình thường và trong điều kiện hạn hán, thiếu nước.

Sớm hoàn thiện quy hoạch tài nguyên nước, đa dạng sinh học ở Hà TĩnhPhó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước cần phân rõ nhiệm vụ về quản lý Nhà nước cho các đơn vị, địa phương

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh đề nghị Sở TN&MT và đơn vị tư vấn và các đơn vị liên quan tiếp thu ý kiến góp ý để tiếp tục điều chỉnh, bổ sung nội dung các văn bản. Trên cơ sở các văn bản quy hoạch, Sở TN&MT tham mưu xây dựng Tờ trình để sớm trình HĐND tỉnh.

Sớm hoàn thiện quy hoạch tài nguyên nước, đa dạng sinh học ở Hà Tĩnh

Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, Quy hoạch bảo tồn ĐDSH phải làm nổi bật được sự đa dạng của hệ sinh thái động, thực vật ở Hà Tĩnh. Trên có sở đó, bổ sung đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước, những cơ chế, chính sách hiện tại để góp phần vào sự đa dạng sinh học địa phương. Đồng thời đánh giá những mặt hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại khiến đa dạng sinh học đang ngày càng giảm.

Quy hoạch cũng cần làm rõ hơn về thực trạng và chi tiết hơn các giải pháp thực hiện nhằm bảo tồn, nhân rộng những loài động, thực vật quý, hiếm.

Về dự thảo điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp tục đánh giá quy hoạch đã có, bổ sung thêm các lý do cần điều chỉnh quy hoạch và các căn cứ về mặt pháp lý; bổ sung các giải pháp thực hiện quy hoạch.

Đặc biệt, cần bổ sung các giải pháp xử lý, điều tiết hồ, đập, điều tiết nguồn nước trong mùa hạn và mùa lũ trên địa bàn tỉnh và nghiên cứu kỹ hơn những hồ đập lớn để đưa ra khuyến cáo điều hành cho địa phương; bổ sung đánh giá thực trạng sa mạc hóa trên địa bàn tỉnh để tính toán, đưa ra dự báo, khuyến cáo cho Hà Tĩnh.

Tác giả bài viết: Theo Dương Chiến – Lê Tuấn/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: đến năm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 260

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 259


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1013579

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72696288