Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Trần Quang Hoài: Phải có sự giám sát của chính quyền địa phương và người dân trong xả lũ Thủy điện Hố Hô
Sau khi đi kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Hồ Kẻ Gỗ, đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về tình hình mưa lũ trong thời gian qua và công tác khắc phục trước mắt cùng như lâu dài.
Báo cáo của BCH PCTT&TKCN tỉnh cho thấy, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới từ ngày 12/10 cho đến ngày 16/10, trên địa bàn Hà Tĩnh có mưa to và rất to làm mực nước tại các sông, hồ đập, thủy điện dâng cao. Mưa lớn cộng với một số hồ đập, thủy điện xả tràn đã gập ngập lụt 32.372 nhà dân bị ngập lụt, nơi sâu nhất trên 3 m; nhiều tuyến đường liên thôn, liên huyện bị chia cắt gây khó khăn cho công tác cứu hộ, cứu trợ.
Về thiệt hại trên địa bàn tỉnh có 9 người chết, 36 người bị thương; 8 nhà kiên cố bị hư hỏng nặng; hàng trăm ha lúa và hàng nghìn diện tích cây ăn quả, hoa màu bị ngập hư hỏng nặng; hàng trăm nghìn con gia súc, gia cầm bị chết… Tổng giá trị thiệt hại ước tính trên 1.000 tỷ đồng.
Đoàn công tác kiểm tra công trình hồ Kẻ Gỗ và vấn đề xả lũ tại đây
Trong khi tỉnh đang tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ thì từ ngày 29/10 đến 2/11/2016 trên địa bàn lại có mưa lớn phổ biến từ 200mm – 400 mm, có nơi trên 600mm. Mực nước tại các hồ đập, thủy điện tiếp tục dâng cao buộc phải tiến hành xả lũ. Đợt mưa lũ này đã gập ngập lụt trên diện rộng, thời điểm cao nhất có 5.431 hộ/46 xã, phường ngập. Hiện nước đã rút, tại các huyện Hương Khê, Vũ Quang còn 367 hộ dân bị ngập sâu từ 0,5 – 1m.
Trước tình hình mưa lũ xẩy ra, Hà Tĩnh đã kịp thời triển khai các giải pháp ứng phí và khẩn trương khắc phục hậu quả. Tỉnh đã cấp 3.400 kg giống ngô để các địa phương chủ động gieo trồng vụ Đông; tập trung xử lý môi trường bị ô nhiễm do lũ; huy động lực lượng cùng chính quyền địa phương giúp người dân dọn dẹp, xử lý vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà cửa, trường hợp trạm xá… để người dân sớm ổn định sinh hoạt trở lại bình thường.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đề xuất với đoàn công tác xem xét hỗ trợ cho Hà Tĩnh về giống sản xuất và hóa chất tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị hỗ trợ kinh phí để có nguồn lực khắc phục hậu quả sau lũ, đặc biệt là cơ sở hạ tầng thiết yếu bị hư hỏng nặng như: công trình giao thông, thủy lợi, trường học, trạm xá...
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Trần Quang Hoài đánh giá cao công tác chủ động ứng phó của Hà Tĩnh trước diễn biến phức tạp của mưa lũ trong thời gian qua.
Ủy viên Thường trực BCĐ T.Ư yêu cầu tỉnh tuyệt đối không để dân đói rét, khẩn trương khôi phục sản xuất sau lũ.
Ngoài các hồ đập lớn, cũng cần cắt cử cán bộ thường xuyên túc trực, theo dõi tại các hồ đập nhỏ trên địa bàn. Riêng Thủy điện Hố Hô phải nghiêm túc thực hiện các quy định của BCĐ T.Ư, Chính phủ về quy trình vận hành; sớm xây dựng bản đồ ngập lụt, hệ thống thông tin, kịch bản xả lũ và đặc biệt khi xả lũ phải có sự giám sát của chính quyền địa phương và người dân.
Về những kiến nghị đề xuất, tỉnh cần có báo cáo gửi cho BCĐ .TƯ về phòng chống thiên tai để có sự đốc thúc, chỉ đạo hỗ trợ kịp thời.
Theo Hữu Trung/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn