12:34 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tạo nghề để thoát nghèo bền vững

Thứ sáu - 17/04/2015 00:17
Chương trình xóa đói, giảm nghèo do thành phố khởi xướng từ năm 1995, sau đó được nhân rộng trong cả nước. Từ đó đến nay, trong mỗi giai đoạn thành phố đều hoàn thành mục tiêu giảm nghèo sớm từ một đến hai năm so với kế hoạch. Có được kết quả đó là nhờ thành phố đã thực hiện tốt cuộc vận động “Vì người nghèo” và phong trào “ 3 tiết kiệm - 3 tương trợ”. Cụ thể là tiết kiệm điện, tiết kiệm chi tiêu công, tiết kiệm tiêu dùng hàng xa xỉ; tương trợ người nghèo, tương trợ chăm lo gia đình chính sách, công nhân, nông dân, học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và tương trợ người già neo đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi.

Theo thông tin từ Ban vận động “Vì người nghèo” thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố thì trong năm qua, “Quỹ Vì người nghèo” đã vận động và tiếp nhận 161,737 tỷ đồng (trong đó cấp phường, xã, thị trấn vận động được 71,238 tỷ đồng; cấp quận, huyện vận động được 55,181 tỷ đồng; cấp thành phố vận động được 35,317 tỷ đồng ); vượt chỉ tiêu đã đề ra. Qua đó “Quỹ Vì người nghèo” các cấp đã chi chăm lo với số tiền hơn 154 tỷ đồng (trong đó cấp phường, xã, thị trấn: 61,962 tỷ đồng; cấp quận, huyện: 56,465 tỷ đồng; cấp thành phố: 35,578 tỷ đồng). Bên cạnh đó, Ban vận động Vì người nghèo quận, huyện, phường, xã, thị trấn đã phối hợp vận động nhiều nguồn lực để chăm lo gia đình chính sách khó khăn, người nghèo với 100.106 suất quà, tổng số tiền hơn 30,497 tỷ đồng. Nhờ có nguồn vốn cùng sự tương trợ kịp thời và hiệu quả cho nên cuộc sống của nhiều hộ nghèo và gia đình chính sách đã được cải thiện, không ít hộ vươn lên thoát nghèo. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố từ hơn 130 nghìn hộ, chiếm 7,12% tổng số hộ dân xuống còn 28.400 hộ, chiếm tỷ lệ 1,45%.

Kết quả đó cho thấy tốc độ giảm nghèo trong năm qua là khá nhanh, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo khá cao. Vì có một thực tế là tốc độ giảm nghèo nhanh một phần do tác động khách quan bởi yếu tố trượt giá cao, đẩy thu nhập của người nghèo tăng lên. Cho nên, theo đánh giá của các nhà kinh tế thì mức chuẩn nghèo là 16 triệu đồng/người/năm như hiện nay chỉ bằng hoặc cao hơn chút so với mức 7,2 triệu đồng vào năm 2009. Vì thế, dù các hộ thoát nghèo nhưng thực tế chất lượng cuộc sống chưa có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, trong số hộ cận nghèo của thành phố thì có đến 80% số hộ có thu nhập khoảng từ 16 đến 17 triệu đồng/người/năm, chỉ cao hơn chuẩn nghèo hiện hành một chút cho nên nguy cơ tái nghèo cao. Theo ước đoán thì từ năm 2009 đến nay, thành phố chỉ thật sự giảm nghèo an toàn được... hơn 1% tổng số hộ dân. Do đó, cần phải có thêm các giải pháp nâng cao tỷ lệ thoát nghèo an toàn cao hơn nữa.

Đây sẽ là một phần việc rất khó vì bên cạnh những hộ nghèo sở tại chưa giải quyết một cách căn cơ, bền vững lại có thêm lượng hộ nghèo mới phát sinh do tình hình tăng dân số cơ học của thành phố. Theo Ban Chỉ đạo Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá của thành phố thì người nghèo tạm trú (KT3) từ sáu tháng trở lên theo quy định sẽ được đưa vào danh sách chăm lo của chương trình giảm nghèo. Như vậy thì mục tiêu giảm nghèo bền vững càng thêm phần khó khăn. Do đó, bên cạnh sự ủng hộ, tương trợ thì cần phải có thêm các giải pháp để người nghèo tự nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình. Qua thực tế cho thấy chỉ có cách dạy nghề, tạo việc làm để người nghèo có thêm thu nhập là bước đi hiệu quả nhất. Hướng đi này phải áp dụng linh hoạt với nhiều mô hình như ở nông thôn thì lồng ghép giảm nghèo với việc xây dựng nông thôn mới. Ở khu vực thành phố thì thành lập các tổ giảm nghèo tự quản, hướng nghiệp cho mọi người trong gia đình theo một ngành nghề, cho vay vốn tự tạo việc làm, phát triển kinh tế... Tóm lại là mỗi người trụ cột trong gia đình phải có một nghề thì mới bảo đảm có thu nhập ổn định để thoát nghèo bền vững.

Vì thế, nên dành phần lớn kinh phí từ Quỹ Vì người nghèo thành phố vào việc hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo và cận nghèo. Vì đó mới là hướng đi chính giúp người nghèo thoát nghèo bền vững.

HỮU NGHĨA
Theo nhandan.org.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 297

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 296


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1060548

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71287863