Theo báo cáo, 4 tháng đầu năm 2017, ngành LĐ-TB&XH đã giải quyết việc làm mới cho 6.540 lao động, trong đó 2.243 người xuất khẩu lao động; tiếp nhận 2.154 hồ sơ đăng ký dự thi tiếng Hàn theo chương trình EPS; phối hợp xét tuyển 661 lao động vùng bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển đi làm việc tại Hàn Quốc; thành lập 2 đoàn liên ngành kiểm tra việc thực hiện Bộ luật Lao động, Luật BHXH, Luật Công đoàn, Luật ATVSLĐ tại 24 đơn vị, doanh nghiệp; tuyển mới dạy nghề 2.627 học viên; tổ chức rà soát, đề nghị UBND tỉnh cấp 139.848 thẻ BHYT cho người dân các xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang, ven biển...
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Trí Lạc báo cáo kết quả thực hiện công tác lao động, người có công và xã hội
Ngành cũng đã tiếp nhận, thẩm định, xem xét, xác nhận và giải quyết chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân đảm bảo đầy đủ, khách quan, kịp thời, đúng quy định đối với 7,248 hồ sơ, trong đó 6.978 trường hợp đạt, 120 trường hợp chuyển cơ quan có thẩm quyền phối hợp giải quyết, 150 trường hợp trả lại hồ sơ do chưa đủ điều kiện; giải quyết trợ cấp một lần cho 55 trường hợp có thời gian làm chuyên gia tại Lào, Campuchia; hoàn thành việc rà soát 2.314 hồ sơ dân công hỏa tuyến được xác lập theo Thông tư 09 còn tồn đọng báo cáo Bộ LĐ-TB&XH, UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo...
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Thị Gái: Yêu cầu làm rõ trách nhiệm từng cá nhân đối với những tồn tại hạn chế của ngành.
Tại buổi làm việc, đại biểu tham dự đã chỉ ra những nguyên nhân, tồn tại, hạn chế của ngành LĐ-TB&XH trong thực hiện nhiệm vụ thời gian qua, đồng thời kiến nghị các giải pháp thời gian tới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh phát biểu tại buổi làm việc.
Kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cho rằng, thời gian qua, ngành LĐ-TB&XH đã tập trung khắc phục những khó khăn và xử lý các tồn tại hạn chế, nhất là trong lĩnh vực người có công; thực hiện khá tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Kết luận 05-KL/TU, Chỉ thị 35-CT/TU, Quyết định 33/QĐ-UBND.
Tuy nhiên, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, trong thực hiện nhiệm vụ, ngành LĐ-TB&XH còn những tồn tại hạn chế, như: tham mưu cho UBND tỉnh về một số lĩnh vực còn nhiều hạn chế; vấn đề đào tạo và sản phẩm kết quả đào tạo nghề vẫn còn “trầm lắng”; việc giải quyết tồn đọng đối với người có công và bảo trợ xã hội còn chậm, đặc biệt là giải quyết theo kết luận của Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH, kết luận của Bộ LĐ-TB&XH, Quân khu 4, thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, kết quả giám sát của Ban VH-XH (HĐND tỉnh).
Về công tác cải cách hành chính và trách nhiệm công vụ công chức đã có chuyển biến, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đề nghị ngành LĐ-TB&XH phải nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm và quản lý lao động; tập trung giải quyết tồn đọng đối với lĩnh vực người có công; rà soát lại các chủ trương chính sách, chuẩn bị một số nội dung trong kiến nghị để trình UBND tỉnh xem xét giải quyết, nếu vượt quá thẩm quyền thì trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy; thực hiện tốt kế hoạch của UBND tỉnh về phục hồi sản xuất sau sự cố môi trường biển; tập trung cao cho cải cách hành chính, đặc biệt là nhiệm vụ công, công vụ của công chức.
Theo Nam Giang/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn