03:11 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tùng Ảnh, một vùng nông thôn trù phú đẹp đến mê hồn

Thứ hai - 26/11/2018 22:55
Sông La ... Ở đó, cảnh vật, con người vẫn chân chất mộc mạc đúng nghĩa một vùng nông thôn trù phú, an lành, khiến “Người chưa đến bao giờ/ Mà thấy thương thấy nhớ”.
14-35-14_5
Đời sống người dân được nâng lên cả vật chất và tinh thần

Tùng Ảnh (Đức Thọ) kiên cường mà đằm thắm tựa những ca từ nhạc phẩm “Gửi sông La”: Trai gái sông La kiên cường anh dũng/Giờ đây đang ngày đêm lao động/Cho quê nhà xanh thêm những màu xanh … Ở đó, cảnh vật, con người vẫn chân chất mộc mạc đúng nghĩa một vùng nông thôn trù phú, an lành, khiến “Người chưa đến bao giờ/ Mà thấy thương thấy nhớ”.  

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”

Chút nắng nhẹ chiều đông rọi xuống những cánh cổng cây giới hàng trăm năm tuổi khiến làng quê xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đẹp đến mê hồn. Tùng Ảnh nhem nhuốc của những năm hứng mưa bom, bão đạn nay đã trở thành miền quê đáng sống nức danh vùng Bắc Trung bộ nhờ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Nơi đây không chỉ là quê hương của cố Tổng Bí thư Trần Phú, chí sỹ yêu nước Phan Đình Phùng mà còn là nơi sản sinh ra hơn 330 Giáo sư, PGS, tiến sỹ qua các thời kỳ.

14-35-14_3
Làng khoa bảng – nơi sản sinh ra hàng chục GS, PGS, TS

Bao quanh phía Tây Tùng Ảnh là dãy núi Tùng Lĩnh, Quần Hội và dòng sông La đẹp đẽ, nên thơ đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều nhạc sĩ. Phía Đông và Nam sầm uất với nhà lầu, xe hơi dọc tuyến QL8A; hướng còn lại giáp thị trấn Đức Thọ nhộn nhịp, tạo cơ hội cho địa phương phát triển kinh doanh hàng hóa dịch vụ.

Ông Phan Tiến Dũng, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã bảo rằng, ở Tùng Ảnh lĩnh vực mũi nhọn và cũng được địa phương quan tâm hàng đầu là giáo dục, bởi có con người là có tất cả. Tính đến thời điểm này, ngoài 330 GS, PGS, TS đã thành danh, có những đóng góp to lớn cho xã hội như: GS Mai Trọng Nhuận, nguyên hiệu trưởng Trường ĐHQG Hà Nội; GS Mai Trọng Khoa, nguyên PGĐ Bệnh viện Bạch Mai; TS Mai Thanh Phong, hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh…, bình quân hàng năm tỷ lệ học sinh đậu vào các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn xã đạt tới hơn 80%. Đặc biệt, năm học 2016 – 2017, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (đặt trên địa bàn xã) là ngôi trường duy nhất của tỉnh có 100% em đậu ĐH.

Địa phương có sự quan tâm của địa phương, dòng họ có sự quan tâm của dòng họ nhưng tựu trung lại tất cả các bậc cha mẹ ở Tùng Ảnh dù là cán bộ, công nhân viên chức hay là những nông dân “đầu trần chân đất”, khó khăn đến mấyhọ cũng phải đầu tư cho con cái ăn học đàng hoàng.

Hàng năm ngoài ưu tiên nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng trường học, xã Tùng Ảnh và 12 thôn cùng 9 dòng họ trên địa bàn dành hơn 1,3 tỷ đồng cho công tác khuyến học. Riêng UBND xã mở luôn sổ tiết kiệm 700 triệu đồng, hàng năm lấy lãi khen thưởng cho các học sinh đỗ đạt cao. Tính ra, quỹ khuyến học mỗi năm của xã, thôn và dòng họ cộng lại cũng lên tới trên dưới 140 triệu đồng. UBND xã còn thường xuyên kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ bằng vật chất cho các em học sinh vượt khó, học giỏi.

Làng Đông Thái nép mình bên bến Tam Soa. Địa danh này là quê hương của nhiều danh nhân, anh hùng dân tộc và các nhà khoa bảng. Từ thời phong kiến có đến 24 người đỗ đại khoa Tiến sĩ. Qua thời gian, đất học Đông Thái ghi danh thêm hàng chục GS, PGS, TS khác như: GS Phạm Đức Dương(nhà văn hóa học, Đông Nam Á học); GS, TS âm nhạc Trần Bạch Thu Hà (nguyên Giám đốc Nhạc viện Hà Nội), GS Phan Trọng Luận...

Cụ ông Phạm Đình Thưởng nay đã xấp xỉ cái tuổi Bát tuần nhưng nom còn phong độ lắm. Năm xưa cụ từng tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước rồi trở về làm cán bộ huyện. Sau khi kết duyên với bà Nguyễn Thị Lạc, hai ông bà sinh hạ được 5 người con 2 trai, 3 gái. Các con của ông bà lớn lên đều noi gương dòng họ Phạm lấy sự học làm trọng và nay đã trở thành những người thành đạt, có tiếng nói ở địa phương. Con gái lớn làm cán bộ huyện Đức Thọ, con trai thứ hai định cư ở Nga, con gái thứ 3 là Phó hiệu trưởng một trường THCS, con trai thứ 4 là cán bộ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và con gái út làm giảng viên trường CĐ nghề Việt – Đức.

14-35-14_1
Cụ Phạm Đình Thưởng cho biết, người dân Tùng Ảnh luôn đặt sự học làm trọng

“Truyền thống hiếu học đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người dân Tùng Ảnh, bất kể đó là già hay trẻ, nam hay nữ, gia đình giàu có hay hộ nghèo. Cứ thế, phong trào học ĐH, Th.S, TS… trở thành “luật bất thành văn” ở địa phương từ lúc nào không hay”, cụ Thưởng cho biết.  

80 tuổi hãy còn xuân

Có nền tảng về học thức, ý thức và tiềm lực kinh tế nên mọi phong trào địa phương phát động không chỉ người trực tiếp sinh sống tại xã mà con em xa quê cũng luôn sẵn sàng ủng hộ. Đặc biệt là trong khoảng 5 năm trở lại đây, khi mà Đảng bộ và nhân dân toàn xã đang phấn đấu đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2018.

14-35-14_4
Vệ sinh đường làng, ngõ xóm trở thành hoạt động thường ngày của người dân
Mặc dù SXNN không phải là thế mạnh ở Tùng Ảnh, tuy nhiên địa phương này xác định đây vẫn là lĩnh vực đảm bảo an ninh lương thực. Vì vậy, năm nào Tùng Ảnh cũng dành nguồn lực tương xứng để hỗ trợ, khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất, góp phần đưa năng suất lúa tăng lên đạt trên 3 tạ/sào. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 ước 44 triệu/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,1%.

Ngày xưa vườn hộ rất rộng nhưng tường rào chỉ là những dãy cây dại hoặc cây chè tàu đoạn có đoạn không. Còn bây giờ, cũng vườn hộ như thế nhưng sau khi có chủ trương khuyến khích xây dựng mô hình vườn mẫu, các hộ gia đình đều quy hoạch lại khu vực sản xuất, chăn nuôi bài bản hơn. Từ chuồng trại, hệ thống bảo vệ môi trường đến công trình tiêu úng, tưới tự động…; đồng thời, xây dựng hàng rào xanh vừa đảm bảo mỹ quan vừa “hái ra tiền” bằng các loại rau quả như: mướp đắng, mướp ngọt, bí, hoa thiên lý, chanh leo…

“Bây giờ rau ngoài vườn, gà trong chuồng, muốn ăn là có. Mục tiêu chúng tôi sản xuất chủ yếu vẫn để phục vụ nhu cầu trong gia đình, dư nữa thì đem bán tăng thu nhập”, cụ ông Phạm Đình Thưởng chia sẻ. Cụ cũng bảo rằng, nhờ môi trường sinh hoạt trong lành cộng với nguồn thực phẩm sạch nên tuổi thọ của người dân Tùng Ảnh 5 năm trở lại đây tăng lên rất cao.

Bí Thư đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Phan Tiến Dũng cho hay, hiện trung bình tuổi thọ của người dân Tùng Ảnh đạt trên 77 tuổi. Toàn xã có đến 230 cụ trên 80 tuổi và 4 cụ trên 100 tuổi. Không chỉ sống thọ, người dân nơi đây còn sống khỏe. Rất nhiều cụ dù đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng ngày ngày vẫn ra đồng sản xuất, kinh doanh buôn bán, thậm chí tham gia làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng. Đặc biệt, trong bối cảnh căn bệnh ung thư trở thành nỗi ám ảnh với người dân ở nhiều địa phương thì ở Tùng Ảnh số người phát hiện mang “án tử” mỗi năm giảm từ 4 – 5 người/năm.

Bình yên ở Tùng Ảnh còn được thể hiện qua cách mà người dân hưởng thụ cuộc sống. Sáng ra đồng đúng chất một nông dân “đầu trần chân đất” nhưng chiều trở về buông bỏ hết mệt nhọc, hò nhau ra đường vệ sinh ngõ xóm, uống nước chè xanh, chơi cờ tướng dưới những chiếc cổng cây giới hơn trăm tuổi.

14-35-14_8
Vườn hộ không chỉ sản xuất tự cung tự cấp mà còn gia tăng thu nhập cho nông dân

Tùng Ảnh chẳng cần khoe khoang, mảnh đất này đang trưởng thành từng ngày và là “địa chỉ đỏ” đón trên 100 đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng khu dân cư NTM kiễu mẫu.

Việc chỉnh trang vườn hộ ở xã Tùng Ảnh, ngoài mặt thẩm mỹ, đây còn là cơ hội để thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân. Trước đây, khu vườn rộng gần 1.000m2 của gia đình chị Lê Thị Anh, ở thôn Châu Nội chỉ lèo tèo vài luống rau cải, rau mùi, cỏ mọc nhiều hơn rau; chuồng chăn nuôi lợn, bò đặt ngay cạnh nhà ở, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Sau khi đăng ký tham gia xây dựng vườn mẫu, ngoài diện tích sử dụng làm nhà ở, hơn 500m2 còn lại được quy hoạch tách biệt khu chăn nuôi và khu sản xuất rau sạch với đủ các loại rau củ. Theo chị Anh, gần 2 năm nay, ngoài việc cung cấp thức ăn sạch cho gia đình và anh em, làng xóm, bình quân mỗi tháng khu vườn này đem lại thu nhập cho chị từ 3 – 4 triệu đồng, ngang bằng một suất lương hưu.

Ngoài gia đình chị Anh, hiện toàn xã Tùng Ảnh có 128 hộ cải tạo, chỉnh trang vườn hộ, lắp đặt hệ thống tưới và áp dụng tiến bộ khoa học vào phát triển kinh tế. Sự bài bản trong tổ chức thực hiện đã giúp 2 vườn mẫu của xã này đạt giải B, 3 vườn đạt giải C trong cuộc thi khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu cấp tỉnh, tổ chức hồi tháng 4/2018.

Đối với phát triển kinh tế thương mại dịch vụ, tính đến nay, toàn xã có 562 hộ sản xuất kinh doanh; 12 tổ hợp tác; 6 HTX và 20 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho trăm lao động địa phương, nhất là những lao động ở độ tuổi trung niên.

THANH NGA/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 280


Hôm nayHôm nay : 30117

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 981146

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72663855