22:41 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Việc làm cho thanh niên (Bài 1): Bức tranh đa màu

Chủ nhật - 22/03/2015 20:15
(Baohatinh.vn) Việc làm cho thanh niên luôn là đề tài “nóng” trong cuộc sống hiện nay. Đây được xem như là một bức tranh đa sắc màu với nhiều khó khăn, thách thức đan xen những thuận lợi, cơ hội…

Thiếu thợ, thừa thầy

Theo số liệu thống kê từ Sở LĐ-TB&XH, tính đến tháng 12/2014, tổng số lao động thất nghiệp toàn tỉnh là 2.645 người. Ngoài ra, vào những thời điểm khác trong năm, số lao động thất nghiệp của Hà Tĩnh có lúc tăng lên đến 6.731 người.

Việc làm cho thanh niên (Bài 1): Bức tranh đa màu
Năm 2014, số thanh niên Hà Tĩnh theo học các trường cao đẳng, trung cấp nghề chỉ có 3.500 em

Năm 2014, số thanh niên Hà Tĩnh theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng và đại học chuyên nghiệp hơn 8.700 sinh viên, chưa kể những thanh niên lựa chọn học tiếp cao học; trong khi đó, sinh viên theo học các trường cao đẳng, trung cấp nghề chỉ có 3.500 em. Qua đó, có thể thấy rằng, tâm lý của đa số học sinh vẫn thích vào đại học và nếu không là đại học thì cũng không thích học nghề. Chính tư tưởng này khiến thị trường lao động ở tỉnh ta rơi vào nghịch lý “thừa thầy, thiếu thợ”, gây mất cân đối, khó khăn trong việc tìm kiếm, giải quyết việc làm.

Không chỉ thế, việc một số dự án chậm tiến độ do thiếu kinh phí; doanh nghiệp, HTX ngưng sản xuất, giải thể cũng khiến một bộ phận không nhỏ người lao động, trong đó có thanh niên thiếu việc làm. KKT Vũng Áng là một trong những nơi thu hút phần lớn lực lượng lao động lại đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản, vì vậy, lao động cũng chưa mang tính ổn định lâu dài.

Công nghiệp nhẹ là ngành huy động lượng lớn lao động, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh ta, công nghiệp nhẹ chưa phát triển; việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để người Hà Tĩnh được làm việc ngay trên quê hương mình trong môi trường công nghiệp, chế độ hưởng lương như nước ngoài còn hạn chế.

Thêm vào đó, ngay từ đầu, nhiều thanh niên chưa xác định được năng lực bản thân cũng như nhu cầu thị trường lao động để lựa chọn hướng đi phù hợp mà đổ xô đi học bất kỳ một trường, lớp nào đó, cốt để có tấm bằng. Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên ra trường có bằng cấp nhưng thiếu kiến thức thực tiễn về nghề, thiếu kỹ năng mềm, không đáp ứng được yêu cầu công việc. Một bộ phận thanh niên ngại khó, ngại khổ; thiếu chủ động, nhạy bén, chỉ biết đòi hỏi chức vụ hay công việc như mong muốn mà chưa chịu khó trau dồi tay nghề, rèn luyện bản thân. Do đó, một số thanh niên không thể kiếm được việc hoặc phải chuyển sang làm những công việc thời vụ, lao động phổ thông.

Lựa chọn ngành nghề, tìm kiếm cơ hội

Bên cạnh thách thức, khó khăn thì trong bối cảnh xã hội hiện nay cũng đang mở ra nhiều cơ hội việc làm cho những thanh niên nhạy bén, có ý chí.

Việc làm cho thanh niên (Bài 1): Bức tranh đa màu
Thanh niên phải chủ động tìm kiếm thông tin nghề nghiệp

Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới được khởi động từ năm 2010 là cơ hội cho thanh niên, đặc biệt là vùng nông thôn thử sức lập thân, lập nghiệp. Chương trình đã góp phần tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên, hỗ trợ đắc lực cho thanh niên tham gia phát triển kinh tế ở nông thôn. Các doanh nghiệp, HTX được hình thành, thu hút lượng lớn lao động là thanh niên vào làm việc. Thời gian qua, toàn tỉnh đã có hơn 350 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ ra đời; gần 500 tổ tiết kiệm và vay vốn do thanh niên quản lý… đã góp phần giải quyết việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn thanh niên.

Cái được lớn hơn còn là sự thay đổi nhận thức cho thanh niên, từ thói quen làm ăn nhỏ lẻ, manh mún trong sản xuất nông nghiệp, nay mạnh dạn đầu tư nhờ những kiến thức, hiểu biết thông qua các lớp tập huấn, chương trình đào tạo nghề... đưa lại hiệu quả tốt hơn trong sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, qua chương trình nông thôn mới, thanh niên cũng học nhiều nghề mới đang được phổ biến, cho thu nhập ổn định như trồng nấm, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm và cả những nghề phi nông nghiệp như gò hàn, mộc dân dụng, may công nghiệp…

Việc làm cho thanh niên (Bài 1): Bức tranh đa màu
Thời gian qua, toàn tỉnh đã có hơn 350 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ ra đời

Bên cạnh đó, nông nghiệp phát triển mạnh với các mô hình sản xuất, cây - con chủ lực; dịch vụ - thương mại không ngừng được đẩy mạnh, đặc biệt, ngành du lịch; các dự án lớn, khu - cụm công nghiệp như Nhà máy Dệt may Hồng Lĩnh, KKT Vũng Áng… bắt đầu hoàn chỉnh đi vào sản xuất; tỉnh đang mở rộng xúc tiến đầu tư sang một số nước châu Âu, châu Mỹ và việc các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại Hà Tĩnh… là cơ hội việc làm cho những ai biết nắm bắt, có ý chí, tự lực vươn lên.

Ông Đoàn Đình Anh - Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh cho rằng: Nhu cầu việc làm ở Hà Tĩnh sẽ tăng nhanh trong thời gian tới nhưng không đồng nghĩa là ai cũng sẽ có việc làm. Vậy vấn đề là thanh niên phải có kiến thức, tay nghề; phải biết nghiệp vụ quản lý, quá trình sản xuất và đặc biệt phải tiếp cận - khai thác thông tin hữu ích phục vụ bản thân và điều quan trọng hơn, người Hà Tĩnh nói chung, thanh niên nói riêng phải thay đổi định kiến về nghề.

Trong “cuộc chiến” tìm kiếm việc làm, hơn ai hết, bản thân người tìm việc phải thực sự nhanh nhạy, chủ động tìm kiếm cơ hội cho mình. Thanh niên cần xác định rõ năng lực bản thân và nhu cầu xã hội, từ đó, lựa chọn ngành nghề phù hợp. Đồng thời, biết tiếp cận và khai thác thông tin hữu ích; nhanh chóng nắm bắt và mạnh dạn thử sức với các cơ hội; không ngại khó, ngại khổ cũng như chủ động hoàn thiện kỹ năng mềm cho bản thân. Quan trọng hơn, gia đình cùng bản thân người trẻ cần gạt bỏ suy nghĩ cố hữu: vào đại học là con đường duy nhất dẫn đến thành công.

(Còn nữa...)

Thu Hà
theo baohatinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 148

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 137


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1179728

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72862437