06:26 EDT Thứ sáu, 26/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Vua khoai mài” vùng sơn cước Hà Tĩnh

Thứ tư - 08/01/2020 19:46
Sau hơn 20 năm bám trụ với vườn đồi, đến nay, cựu chiến binh Nguyễn Thái Hiệp (SN 1953, ở thôn 7, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã có mô hình kinh tế trang trại tổng hợp cho thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm và được mệnh danh là “vua khoai mài” vùng sơn cước.

Trong mô hình kinh tế vườn đồi của CCB Nguyễn Thái Hiệp thì cây khoai mài mang về giá trị cao nhất.

Sau 12 năm khoác trên mình màu áo lính, năm 1982, ông Nguyễn Thái Hiệp phục viên trở về địa phương với niềm trăn trở lớn là làm sao tìm kế sinh nhai để nuôi dạy các con ăn học. Và rồi, ông quyết định sẽ bắt đầu hành trình làm giàu ngay trên chính núi đồi của quê hương.

Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, đa cây, đa con để tăng thêm nguồn thu nhập, mỗi năm, ông Hiệp nuôi 3-4 lứa gia cầm, mỗi lứa trên 100 con gà, vịt.

“Năm 1998, xã có chủ trương giao rừng cho hộ gia đình quản lý, sử dụng và tôi đã làm hồ sơ xin nhận 30 ha đất đồi, hoang sơ trồng rừng. Sau 10 năm thu hoạch từ cây keo cho thấy hiệu quả kinh tế từ cây này mang lại không đáng kể nên tôi đã bàn với vợ chuyển 10 ha sang trồng cây ăn quả, chăn nuôi và trồng cây lấy củ, trong đó tập trung chủ yếu vào cây khoai mài.

Nhưng do đồi núi dốc, hoang sơ, đường giao thông chưa có nên ban đầu chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, phải mất nhiều công sức để mở đường, trồng cây và xây dựng chuồng trại chăn nuôi trâu bò, hươu, gà, vịt. Bằng công sức, tâm huyết của cả gia đình nên mọi thứ đã dần đi vào ổn định, chăn nuôi ngày càng phát triển. Hiện nay, gia đình tôi đang có 13 con hươu, 50 tổ ong mật, mỗi lứa trên 100 con gia cầm... mỗi năm cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng”, ông Hiệp nhớ lại.

Khi cây keo nguyên liệu cho hiệu quả kinh tế không như mong đợi, ông Hiệp đã tiến hành trồng cây ăn quả có múi, cây lấy củ gắn với chăn nuôi và đã đạt được những thành công lớn

Tuy nhiên, nguồn thu nhập từ chăn nuôi cũng chỉ bằng một phần nhỏ so với nguồn thu từ cây khoai mài. Việc thuần hóa loài cây rừng này được ông Hiệp bắt đầu thực hiện cách đây gần 10 năm, đến năm 2017 mới bắt đầu trồng đại trà và cách đây vài năm mới trồng số lượng lớn.

Giờ đây, ông đã rất thành công trong việc biến loài cây hoang dại nhưng có nhiều công dụng này thành sản phẩm chủ lực để mang về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Những gốc khoai mài được thu hoạch sau 1 năm xuống giống và chăm sóc đã mang về cho gia đình ông Hiệp nguồn thu gần 900 triệu đồng (năm 2019)

Ông Hiệp chia sẻ: “Cách đây mấy năm, khi thấy tôi vay vốn ngân hàng để đầu tư mở rộng diện tích trồng cây khoai mài, đã có không ít người tỏ ra lo lắng, khuyên tôi nên từ bỏ nhưng tôi vẫn quyết tâm làm. Tiến hành tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc nên ngay từ mùa đầu tiên đã thắng lợi với năng suất, mẫu mã, chất lượng, diện tích ngày càng được tăng lên. Riêng vụ thu hoạch năm 2019, gia đình tôi trồng 2 ha, năng suất đạt từ 8,5 tấn/ha, bán tại vườn với giá 50-60 ngàn đồng/kg, gia đình tôi thu được trên 900 triệu đồng".

Cũng theo “vua khoai mài” thì loại cây này không chỉ ăn ngon mà còn là vị thuốc nam chữa được nhiều bệnh nên việc tiêu thụ không đáng lo ngại. Không chỉ có các mối trong tỉnh đến thu mua mà nhiều thương lái ở các tỉnh miền Nam cũng đã tìm đến vườn đồi của gia đình ông.

Để loài cây hoang dại có thể sản xuất theo hướng tập trung, mang về nguồn thu hàng trăm triệu đồng/ha thì ông Hiệp phải mất 10 năm gắn bó, tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm.

Với hiệu quả kinh tế đó, năm nay, ông Hiệp sẽ mở rộng diện tích khoai mài lên 5 ha và đang tiếp tục nhân giống để phục vụ cho bà con nhân dân ở các thôn lân cận được tiếp cận, làm giàu từ loài cây này.

Ông Trần Xuân Lam - Thôn trưởng thôn 7, xã Sơn Giang cho biết: “Hiệu quả từ loại cây trồng này đã được chứng minh trên vườn đồi ông Hiệp nên hàng chục hộ trong thôn đã trồng theo, trong đó có 20 hộ trồng với diện tích từ 1,5-2,5 sào/hộ và đang tiếp tục được mở rộng. Ngoài ra, người dân ở các thôn lân cận cũng đã bắt đầu trồng loại cây này”.

Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Quang Thọ cho hay, từ mô hình của CCB Nguyễn Thái Hiệp, chúng tôi đang nghiên cứu, đánh giá để phát triển diện tích trồng cây khoai mài, đồng thời từng bước xây dựng thương hiệu “Khoai mài Hương Sơn".

Theo: Thảo - Nhơn/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 406

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 405


Hôm nayHôm nay : 42034

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1222704

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65208648