10:19 EST Chủ nhật, 19/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xã đầu tiên của Hà Tĩnh xây dựng mô hình văn hóa an toàn thực phẩm

Chủ nhật - 22/09/2019 05:37
Với người tiêu dùng, bên cạnh việc lựa chọn sử dụng các loại thực phẩm ngon, đủ dinh dưỡng thì yếu tố an toàn với sức khỏe luôn được đặt lên trên hết. Mô hình văn hóa an toàn thực phẩm (ATTP) tại xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) hy vọng sẽ nâng cao nhận thức, hiểu biết và thói quen về ATTP từ chính những người sản xuất.

Xã đầu tiên của Hà Tĩnh xây dựng mô hình văn hóa an toàn thực phẩm

Cánh đồng rau, củ, quả thôn Bắc Bình dự kiến sẽ là một trong những vùng sản xuất thực phẩm an toàn

Chủ tịch Hội Làm vườn và trang trại tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Xuân Tình chia sẻ, trước thực trạng thực phẩm không an toàn tràn lan, chúng tôi đang có kế hoạch xây dựng mô hình văn hóa an toàn thực phẩm (ATTP) tại xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà.

Theo ông Tình, để xây dựng văn hóa ATTP sẽ là một quá trình lâu dài và cần nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, việc đầu tiên và quan trọng nhất phải là nâng cao nhận thức, hiểu biết và thói quen về ATTP từ những người sản xuất.

Xã đầu tiên của Hà Tĩnh xây dựng mô hình văn hóa an toàn thực phẩm

Việc sản xuất thực phẩm an toàn vẫn còn tình trạng nhỏ, lẻ, mạnh ai nấy làm.

Để thực hiện ý tưởng này, mới đây, Hội Làm vườn cùng đại diện một số sở, ngành, xã Tượng Sơn cùng với người lao động địa phương đã cùng nhau trao đổi về việc xây dựng mô hình văn hóa ATTP.

Về phía địa phương, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tượng Sơn Nguyễn Ngọc Hoa cho rằng, đây là mô hình khả thi và rất cần thiết đối với địa phương nhằm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tốt hơn.

“Trước mắt, chúng tôi sẽ tổng kết tình hình sản xuất rau, củ, quả của 3 thôn Bắc Bình, Thượng Phú và Sâm Lộc để có cơ sở đề xuất ngành chức năng chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap. Cùng với đó, thực hiện các bước quy hoạch để xây dựng giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời, đề nghị tư vấn, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu riêng cho sản phẩm nông nghiệp của xã” - Phó Bí thư Đảng ủy xã Tượng Sơn Nguyễn Ngọc Hoa trao đổi.

Xã đầu tiên của Hà Tĩnh xây dựng mô hình văn hóa an toàn thực phẩm

Không chỉ ở các cánh đồng chuyên canh, các vườn hộ ở xã Tượng Sơn cũng sản xuất
thực phẩm với sản lượng lớn...

Còn ông Trần Mạnh Hùng - Q.Trưởng phòng Quản lý Công nghệ và Chuyên ngành, Sở KH&CN cho hay, việc tạo lập nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp là cần thiết. Do đó, Sở KH&CN sẽ phối hợp với địa phương tiến hành khảo sát các vùng sản xuất; cùng với địa phương khắc phục những tồn tại và hỗ trợ xây dựng dự án tạo lập nhãn hiệu tập thể rau, củ, quả xã Tượng Sơn, tiến tới bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu.

Xã đầu tiên của Hà Tĩnh xây dựng mô hình văn hóa an toàn thực phẩm

... do đó, người nông dân cần có liên kết, sự giám sát chéo, tự công bố chất lượng để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Được biết, Hội Làm vườn hiện cũng đang hướng dẫn nông dân xã Tượng Sơn xây dựng mô hình hệ thống cùng giám sát – PGS, tự công bố chất lượng theo hướng cộng đồng dân cư giám sát chéo qua các nhóm hộ, liên nhóm hộ rồi tự công bố chất lượng.

Ngoài ra, còn có sự giám sát từ hội, doanh nghiệp liên kết tiêu thụ... Khi đó, chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ sẽ được đảm bảo, có truy xuất nguồn gốc và người dân tự chịu trách nhiệm về sản phẩm mình làm ra. Đây được coi là một trong những điểm mẫu chốt để xây dựng mô hình văn hóa ATTP.

Xã đầu tiên của Hà Tĩnh xây dựng mô hình văn hóa an toàn thực phẩm

Ngành chức năng Hà Tĩnh giới thiệu sản phẩm rau, củ Tượng Sơn với đại diện doanh
nghiệp từ Châu Âu để hướng tới xuất khẩu.

Tuy nhiên, theo ghi nhận, nhiều người dân địa phương vẫn còn tâm lý lo ngại, “tư tưởng chưa thông” về mô hình mới này. Ông Hoàng Thanh Huy - Bí thư chi bộ thôn Hà Thanh (xã Tượng Sơn) tâm sự: “Để sản xuất theo những tiêu chuẩn khắt khe và đặc biệt là việc giám sát cộng đồng thì rất khó, tuy nhiên, không phải là không thể làm được. Vấn đề là người dân cần một cam kết về thị trường tiêu thụ và giá trị sản phẩm phải phù hợp với công sức bỏ ra. Hơn nữa, người dân cũng cần được hỗ trợ tư vấn về chế tài xử lý nội bộ…”

Ông Nguyễn Xuân Tình cho biết thêm: "Để mở rộng thị trường tiêu thụ thì cần thiết phải xây dựng văn hóa ATTP. Khi được công nhận, sản phẩm của địa phương sẽ có cơ sở để “chen chân” vào các siêu thị, vào các bếp ăn tập thể như trường học, bệnh viện… và mục tiêu xa hơn là xuất khẩu ra nước ngoài.

Trước mắt, chúng tôi sẽ phối hợp để xây dựng mô hình với các sản phẩm rau, củ quả, nếu hiệu quả cao sẽ mở rộng đối với các sản phẩm khác như lúa gạo, thủy sản. Ngoài ra, không chỉ người sản xuất, người tiêu dùng cũng cần có thái độ đúng hơn với thực phẩm an toàn để bảo vệ sức khỏe".

Theo Dương Chiến/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 253


Hôm nayHôm nay : 58611

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1018767

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74065738