01:37 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng Hà Tĩnh thành tỉnh công nghiệp, cực phát triển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung

Thứ tư - 18/03/2020 06:37
Đây là một trong những mục tiêu trong quyết định lập Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
 

Mục tiêu lập quy hoạch là đưa Hà Tĩnh trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Mục tiêu lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh công nghiệp, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển bền vững về kinh tế, công bằng về xã hội; đảm bảo quốc phòng an ninh, trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.

Đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người thuộc các địa phương dẫn đầu Bắc Trung bộ; phấn đấu đến năm 2030 GRDP bình quân đầu người nằm trong nhóm 20 địa phương dẫn đầu cả nước.

Mục tiêu quy hoạch là xây dựng Hà Tĩnh có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Ảnh: Hương Thành

Phó Thủ tướng yêu cầu nội dung quy hoạch cần phải sắp xếp không gian, phân bố nguồn lực, định hướng các hoạt động kinh tế - xã hội đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế, các cam kết trong các điều ước đa phương và song phương mà Việt Nam là thành viên.

Đồng thời, đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành và các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Quy hoạch là cơ sở để Hà Tĩnh bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Bên cạnh đó, xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội, chú trọng thúc đẩy phát triển các khu vực có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn và bảo đảm sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.

Nội dung quy hoạch cần phân tích, đánh giá, dự báo các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh Hà Tĩnh và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, phân tích, đánh giá vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, môi trường, tài nguyên thiên nhiên; nguy cơ và tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu trên địa bàn Hà Tĩnh; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội; đánh giá thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Xác định vị thế, vai trò của Hà Tĩnh đối với vùng Bắc Trung bộ và cả nước.

Phân tích bối cảnh, đánh giá, nhận định về các lợi thế, cơ hội, khó khăn, thách thức và những ưu tiên của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch, trong đó phân tích, dự báo các yếu tố, điều kiện của vùng Bắc Trung bộ, quốc gia, quốc tế tác động đến phát triển tỉnh; xác định vị thế, vai trò của Hà Tĩnh đối với vùng Bắc Trung bộ và cả nước.

Xác định quan điểm, mục tiêu và lựa chọn các phương án phát triển trong thời kỳ quy hoạch.

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Hà Tĩnh căn cứ nội dung nhiệm vụ được phê duyệt, tổ chức lập Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo phù hợp quy định của Luật Quy hoạch năm 2017 và các quy định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Phần lãnh thổ đất liền tỉnh Hà Tĩnh rộng 5.990,67 km2. Ranh giới: Phía Bắc: giáp tỉnh Nghệ An; Phía Nam: giáp tỉnh Quảng Bình; Phía Đông: giáp với biển Đông; Phía Tây: giáp các tỉnh Bolykhamxay và Khammuane của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Tọa độ địa lý tỉnh Hà Tĩnh từ 17°53’50”đến 18°45’40” vĩ độ Bắc và 105°05’50’ đến 106°30’20” kinh độ Đông; phần không gian biển: được xác định trên cơ sở Luật Biển Việt Nam năm 2012; Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về việc giao các khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

Theo: Thành Vinh/baohatinh.v

Xây dựng Hà Tĩnh thành tỉnh công nghiệp, cực phát triển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền TrungMục tiêu lập quy hoạch là đưa Hà Tĩnh trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Mục tiêu lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh công nghiệp, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển bền vững về kinh tế, công bằng về xã hội; đảm bảo quốc phòng an ninh, trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.

Đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người thuộc các địa phương dẫn đầu Bắc Trung bộ; phấn đấu đến năm 2030 GRDP bình quân đầu người nằm trong nhóm 20 địa phương dẫn đầu cả nước.

Xây dựng Hà Tĩnh thành tỉnh công nghiệp, cực phát triển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền TrungMục tiêu quy hoạch là xây dựng Hà Tĩnh có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Ảnh: Hương Thành

Phó Thủ tướng yêu cầu nội dung quy hoạch cần phải sắp xếp không gian, phân bố nguồn lực, định hướng các hoạt động kinh tế - xã hội đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế, các cam kết trong các điều ước đa phương và song phương mà Việt Nam là thành viên.

Đồng thời, đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành và các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng Hà Tĩnh thành tỉnh công nghiệp, cực phát triển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền TrungQuy hoạch là cơ sở để Hà Tĩnh bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Bên cạnh đó, xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội, chú trọng thúc đẩy phát triển các khu vực có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn và bảo đảm sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.

Nội dung quy hoạch cần phân tích, đánh giá, dự báo các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh Hà Tĩnh và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, phân tích, đánh giá vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, môi trường, tài nguyên thiên nhiên; nguy cơ và tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu trên địa bàn Hà Tĩnh; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội; đánh giá thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Xây dựng Hà Tĩnh thành tỉnh công nghiệp, cực phát triển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền TrungXác định vị thế, vai trò của Hà Tĩnh đối với vùng Bắc Trung bộ và cả nước.

Phân tích bối cảnh, đánh giá, nhận định về các lợi thế, cơ hội, khó khăn, thách thức và những ưu tiên của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch, trong đó phân tích, dự báo các yếu tố, điều kiện của vùng Bắc Trung bộ, quốc gia, quốc tế tác động đến phát triển tỉnh; xác định vị thế, vai trò của Hà Tĩnh đối với vùng Bắc Trung bộ và cả nước.

Xác định quan điểm, mục tiêu và lựa chọn các phương án phát triển trong thời kỳ quy hoạch.

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Hà Tĩnh căn cứ nội dung nhiệm vụ được phê duyệt, tổ chức lập Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo phù hợp quy định của Luật Quy hoạch năm 2017 và các quy định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Phần lãnh thổ đất liền tỉnh Hà Tĩnh rộng 5.990,67 km2. Ranh giới: Phía Bắc: giáp tỉnh Nghệ An; Phía Nam: giáp tỉnh Quảng Bình; Phía Đông: giáp với biển Đông; Phía Tây: giáp các tỉnh Bolykhamxay và Khammuane của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Tọa độ địa lý tỉnh Hà Tĩnh từ 17°53’50”đến 18°45’40” vĩ độ Bắc và 105°05’50’ đến 106°30’20” kinh độ Đông; phần không gian biển: được xác định trên cơ sở Luật Biển Việt Nam năm 2012; Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về việc giao các khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 228

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 222


Hôm nayHôm nay : 34698

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 267608

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60589565