Thẳng thắn phản biện chính sách phát triển KT-XH trên tinh thần xây dựng
Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn: Việc xây dựng chính sách cần căn cứ vào tình hình ngân sách để đảm bảo tính khả thi
Nội dung phản biện xoay xung quanh các chính sách cụ thể như Chính sách nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND và Nghị quyết 157/2015/NQ-HĐND; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; chính sách đặc thù hỗ trợ đầu tư xây dựng mới, mở rộng quy mô các cơ sở nuôi lợn nái 100% máu ngoại; chính sách hỗ trợ các tổ chức, đơn vị thí điểm triển khai thực hiện mô hình nuôi cá bơn, cá mú, bào ngư, tôm chất lượng cao và hỗ trợ sản xuất giống thủy sản các loại 2015 theo quyết định 140/QĐ- UBND;…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng nêu quan điểm nên rút kinh nghiệm, tiếp thu các ý kiến phản biện để tập trung mọi nguồn lực cho các chính sách mới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Nhìn chung, chính sách về nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ lệ lớn, tác động khá lớn đến tăng trưởng nông nghiệp, tăng trưởng kinh tế. Hệ thống chính sách đã giúp nông nghiệp phát triển, người nông dân được hưởng lợi, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa theo hướng nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, manh nha tiếp cận xu thế nông nghiệp hội nhập.
Với hình thức đánh giá, xem xét bài bản đi từ trước, trong và sau khi triển khai, đồng thời nhìn nhận thẳng thắn những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của mỗi chính sách cụ thể, các đại biểu đã cơ bản đồng tình với báo cáo phản biện của các đơn vị liên quan.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh: Thời gian qua, nhờ có những chính sách hỗ trợ mà KT –XH Hà Tĩnh có bước phát triển nhất định. Dù vậy, vẫn chưa có sự cân đối giữa chính sách về kinh tế và chính sách về xã hội.
Theo đó, các nhóm chính sách liên quan đến “tam nông” cần quy định bộ tiêu chí cụ thể để đánh giá hiệu quả của THT, HTX từ đó chỉ khuyến khích hỗ trợ những mô hình hiệu quả; thống nhất mức chung, giảm mức hỗ trợ vườn mẫu ở các địa phương; chỉ nên duy trì sản xuất diện tích rau, củ, quả đã đầu tư cơ sở hạ tầng, không dùng ngân sách để hỗ trợ phát triển thêm;
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y đánh giá cao các báo cáo phản biện của các đơn vị liên quan, đồng thời, đề nghị ngành Tài chính phát huy trách nhiệm tham mưu về vấn đề nguồn lực thực hiện chính sách…
Tiếp tục duy trì chính sách khuyến khích phát triển cơ sở nái ngoại tuy nhiên cần xem xét để nhiều đối tượng được thụ hưởng; cần bổ sung chế tài cụ thể để đơn vị chủ trì đề án nuôi bò chất lượng cao phải thực hiện nuôi liên kết với người dân;
Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh: Để xây dựng hệ thống chính sách trong thời gian tới, các đơn vị liên quan cần đánh giá lại tất cả các chính sách, kể cả những chính sách hết hiệu lực. Quan điểm của UBND tỉnh vẫn tiếp tục tập trung các chính sách hỗ trợ cho lĩnh vực "tam nông" nhưng đối tượng thụ hưởng phải được mở rộng…
Nghiên cứu cơ chế chính sách tạo điều kiện cho ngư dân tiếp cận nguồn vốn vay trong việc cải hoán, đóng mới tàu cũng như xây dựng chế tài chặt chẽ hơn nhằm tránh bị lợi dụng chính sách…
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng: Nhiều chính sách chưa phát huy trên diện rộng, hiệu quả thiếu bền vững, sự tiếp cận không được nhiều mà chỉ rơi vào những đối tượng có tiềm lực; sau khi thụ hưởng, một số đối tượng không phát huy được hiệu quả…
Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn yêu cầu sau cuộc này, UBND tỉnh họp lại trên cơ sở giám sát của Ban Dân vận Tỉnh ủy – UBMTTQ tỉnh và các tổ chức để hoàn chỉnh dự thảo chính sách. Đây là một nhiệm vụ lớn, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội tỉnh trước mắt và lâu dài nên các đơn vị liên quan cố gắng hết sức để hoàn chỉnh nội dung trình BCH. Sau khi trình BCH sẽ có kết luận và trình HĐND.
Về kết quả phản biện, Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao báo cáo của Ban Dân vận – UBMTTQ tỉnh và các tổ chức. Đây là cố gắng lớn của các đơn vị trong điều kiện rất khó khăn.
Trên cơ sở phản biện tại cuộc họp này, Bí thư Tỉnh ủy cũng phân tích khái quát những kết quả đạt được cũng như tồn tại của các chính sách giai đoạn 2011 - 2015. Theo đó, các chính sách đã góp phần vào thành công về KT-XH tỉnh nhà. Đặc biệt, lĩnh vực nông nghiệp đã hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất, kết cấu hạ tầng nông thông thay đổi đáng kể, mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng lĩnh vực xây dựng NTM được đánh giá cao…
Tuy vậy, phải khẳng định rằng, nhiều chính sách ban hành chồng chéo, khó triển khai; khả năng hấp thu của một số chính sách thấp; một số chính sách chưa phù hợp với luật; một số chính sách ban hành chưa sát với tình hình, trong điều kiện cấp bách nhưng kết quả không đạt như mong muốn; tổ chức thực hiện chính sách chưa hiệu quả;…
Thời gian tới, đề nghị các đơn vị liên quan tập trung đưa các nghị quyết, chính sách đi vào cuộc sống; việc xây dựng chính sách cần căn cứ vào tình hình ngân sách để đảm bảo tính khả thi; chính sách hỗ trợ không dàn trải mà tập trung một số lĩnh vực, tạo động lực phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực gắn với thị trường; ưu tiên chí tổ chức sản xuất chú trọng vào tích tục ruộng đất gắn với xây dựng NTM…
Theo Dương Chiến-Thành Chung/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn