04:20 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bắc Giang hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa

Thứ năm - 11/10/2012 09:09
Trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Kinh tế Việt Nam, ông Bùi Văn Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho rằng, thế mạnh của tỉnh vẫn là nông nghiệp, muốn nông nghiệp phát triển, trước tiên phải đầu tư vào nông thôn, nhất là xây dựng nông thôn mới (NTM).



 

Thưa ông, Bắc Giang là một tỉnh có cả đồng bằng, cả miền núi, song nhìn chung cơ sở hạ tầng ở các vùng nông thôn còn rất nhiều khó khăn. Vậy Bắc Giang đã đặt ra những chủ trương, chính sách gì để xây dựng và phát triển nông thôn?

Thực tế, Bắc Giang đã bắt tay vào thực hiện thí điểm Chương trình xây dựng NTM từ năm 2009. Đến nay, chúng tôi đã xây dựng xong hệ thống các văn bản, đề án, kế hoạch và đặc biệt chúng tôi đã ban hành nghị quyết về xây dựng NTM để giúp cho sự chỉ đạo, điều hành được thống nhất. Theo chủ trương này, trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, chúng tôi sẽ triển khai xây dựng NTM ở 40 trong số 216 xã trên địa bàn toàn tỉnh.
Với chủ trương như vậy, ngoài nguồn ngân sách hỗ trợ của T.Ư, Bắc Giang sẽ huy động các nguồn lực từ đâu?
Chúng tôi đã xác định, tùy theo nguồn lực của mình để thực hiện theo hướng, việc nào làm được trước, thì làm trước. Chủ trương của tỉnh là, phấn đấu từ nay đến 2015, mỗi xã thực hiện được 2 tiêu chí. Còn về ngân sách, ngoài ngân sách của T.Ư, riêng năm 2012, Bắc Giang chúng tôi trích dành 40 tỷ đồng để phát triển nông thôn cho năm 2012.
Ngoài ra, các huyện cũng có thể bố trí ngân sách để hỗ trợ xây dựng NTM. Một nguồn lực khác là, các xã cũng có cơ chế tiền sử dụng đất, nhất là kêu gọi các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ và cuối cùng là sự đóng góp của nhân dân.
Trong phát triển nông thôn hiện nay, Bắc Giang đang gặp những thuận lợi, khó khăn như thế nào, thưa ông?
Bắc Giang có thuận lợi là có Tân Thịnh (huyện Lạng Giang) được Trung ương chọn làm điểm chỉ đạo xây dựng NTM, từ đó có căn cứ để nhân rộng kinh nghiệm và triển khai ở các địa phương. Tuy nhiên, khi triển khai xây dựng NTM trên diện rộng, Bắc Giang cũng còn rất nhiều khó khăn để đạt được một số tiêu chí.
Chẳng hạn, để một con đường giao thông miền núi, theo tiêu chuẩn là rộng 5m bê tông, trong khi xã đó lại có chiều dài mấy chục km là rất khó khăn. Chúng tôi xác định NTM là một quá trình chuyển dần, từng bước, chắc chắn, mục tiêu đến 2015 là có 20% nhưng tinh thần là phải cụ thể từng bước.
Bắc Giang có rất nhiều điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp với nhiều loại đặc sản như vải thiều, cam, cùng nhiều thế mạnh khác về chăn nuôi. Ông có thể cho biết, định hướng phát triển về nông nghiệp của Bắc Giang?
Hiện chúng tôi đang thực hiện chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung gắn với xây dựng NTM. Nhìn chung, nông nghiệp Bắc Giang đang rất phát triển như năm 2011, sản xuất nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất so với những năm gần đây là 4,2%.
Đặc biệt, chúng tôi cũng tiến hành quy hoạch thành vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp theo hướng “5 cây, 3 con”, trong đó 3 con là: Lợn, cá, gia cầm và 5 cây là: Lúa, lạc, cây ăn quả, rau chế biến, cây lâm nghiệp. Quan điểm của chúng tôi là, xã nào có mũi nhọn về lĩnh vực gì, sẽ tập trung vào lĩnh vực đó.
Thực tế cho thấy, muốn có một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện đại, đòi hỏi phải có sự liên kết giữa nhà nông và rất nhiều “nhà” khác. Đến nay, Bắc Giang đã thực hiện được chính sách liên kết này ra sao, thưa ông?
Cho đến nay, Bắc Giang đã hình thành nhiều vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung với tổng diện tích quy hoạch vùng rau, quả toàn tỉnh trên 60.000ha, ngoài ra còn có các vùng chăn nuôi tập trung như lợn, gà, cá… Để phát triển các vùng sản xuất này, chúng tôi đã có chính sách để liên kết các “nhà”, có chỗ 4 nhà, chỗ 3, có nơi 2 nhà. Hiện Bắc Giang đã đầu tư xây dựng được 11 nhà máy chế biến rau, quả ở các vùng trọng điểm về sản xuất ngành hàng này như Lạng Giang, Lục Nam, Tân Yên, Hiệp Hoà…
Có thể nói, từ chủ trương này, đến nay Bắc Giang đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh có “thương hiệu” nổi tiếng trên cả nước như vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế …. Tuy nhiên, Bắc Giang cũng có khó khăn là diện tích đất canh tác ít, trong khi dân số lại đông, hiện toàn tỉnh có 1,6 triệu người, nhưng chỉ có 120.000ha đất sản xuất nông nghiệp. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng hiện nay là phải chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác.
Xin cảm ơn ông!
Ngọc Mỹ thực hiện

 

Nguồn:.ven.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 220

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 219


Hôm nayHôm nay : 30233

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 506166

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70733481