12:07 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bộ NN&PTNT và thành phố Hà Nội: Thiết lập cơ chế hợp tác phát triển nông nghiệp, nông thôn

Thứ hai - 14/07/2014 11:24
Sáng nay (14/7), đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Bộ trưởng Cao Đức Phát dẫn đầu đã làm việc với UBND TP Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và công tác phòng chống lụt bão. Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Xuân Việt cùng dự.
Bộ NN&PTNT và thành phố Hà Nội: Thiết lập cơ chế hợp tác phát triển nông nghiệp, nông thôn

Bộ NN&PTNT và thành phố Hà Nội: Thiết lập cơ chế hợp tác phát triển nông nghiệp, nông thôn

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Xuân Việt cho biết, thành phố Hà Nội có 407 xã, thị trấn với dân số khu vực nông thôn hơn 3,7 triệu người; diện tích đất nông nghiệp đạt hơn 188.000ha, trong đó đất trồng lúa là 114.780ha. Thời gian quan, thành phố đã triển khai nhiều chương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp đã đem lại hiệu quả rõ rệt, hình thành và mở rộng nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung có giá trị cao. Cụ thể, chương trình phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với diện tích 25.000ha ở 34 vùng, chiếm 25% diện tích lúa của thành phố. Nhờ vậy, thu nhập trồng lúa chất lượng cao tăng hơn 10 – 12 triệu đồng/ha so với sản xuất lúa đại trà. 

Ngoài cây lúa, thành phố đã triển khai đề án phát triển sản xuất hoa, cây cảnh với diện tích 2.675ha, trong đó, diện tích trồng hoa có giá trị cao như lan, ly tăng gấp 10 lần so với năm 2010. Đã hình thành một số vùng chuyên canh hoa chất lượng cao ở các huyện Mê Linh, Đan Phượng, Từ Liêm giá trị thu nhập trên 1 đơn vị canh tác cao hơn 2 – 5 lần so với cây trồng khác. Đề án phát triển một số cây ăn quả giá trị cao với diện tích 14.380ha, trong đó diện tích nhãn chín muộn, cam Canh, bưởi Diễn, chuối tiêu hồng tăng 500ha so với năm 2010. Một số vùng thâm canh cây ăn quả cho thu nhập 800 triệu đến 1 tỷ đồng/ha.
 

Nhờ phát triển đúng hướng nên tăng trưởng ngành nông nghiệp của thành phố đạt bình quân gần 2,5%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 231 triệu đồng/ha... 

Trong xây dựng nông thôn mới, đến nay, toàn thành phố đã có 50 xã được công nhận xã nông thôn mới, dẫn đầu cả nước trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Qua rà soát, thu nhập của người nông dân đến năm 2013 đã đạt 24,32 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn chỉ còn 3,54%.

Hệ thống đê điều được đảm bảo an toàn, hệ thống công trình thủy lợi được từng bước cải tạo, nâng cấp. Công tác phòng chống lụt bão được đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao, triển khai đồng bộ, quyết liệt do đó đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Chỉ tính riêng giai đoạn 2010 – 2013, thành phố đã được tập trung đầu tư tu sửa, nâng cấp, xây dựng mới 24km đê; cứng hóa, tu sửa mặt đê 150km; làm 54km đường hành lang ven đê… với tổng kinh phí hơn 2.400 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đầu tư nạo vét kênh mương, cải tạo, nâng cấp 30 trạm bơm tưới tiêu tổng lưu lượng 700.000m3/h với tổng kinh phí 1.400 tỷ đồng.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Xuân Việt, bên cạnh kết quả đạt được, thì việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp còn hạn chế; các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến đến tiêu thụ còn ít, sản phẩm nông lâm thủy sản có chất lượng cao đảm bảo an toàn thực phẩm chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô.

Xây dựng NTM ở những xã vùng dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa trung tâm còn nhiều khó khăn, tiến độ chậm, việc huy động nguồn lực từ ngân sách cấp huyện, cấp xã và doanh nghiệp, nhân dân còn hạn chế. Ô nhiễm môi trường nông thôn ở một số địa phương, nhất là các làng nghề chế biến nông sản, mạ kim khí, dệt nhuộm còn chưa được đầu tư khắc phục.

Trên địa bàn thành phố còn nhiều công trình thủy lợi cũ, xuống cấp chưa được đầu tư nâng cấp, cải tạo, dẫn đến năng lực tiêu thoát úng khi có mưa cường độ lớn, tập trung, thời gian dài còn cưa đáp ứng yêu cầu. Một số công trình tiêu úng trọng điểm triển khai con chậm; hệ thống đê điều còn nhiều điểm sạt lở cần được đầu tư nâng cấp...

Từ kết quả đạt được nêu trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát ghi nhận và đánh giá cao sự quan tâm, nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố Hà Nội. Bộ trưởng nhấn mạnh, nông nghiệp, nông thôn Hà Nội có vị trí rất quan trọng cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Thành công trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của Hà Nội, Bộ NN&PTNT tiến hành rút kinh nghiệm để phổ biến nhân rộng ra các địa phương khác trên cả nước. 

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã thống nhất thiết lập cơ chế, hàng năm Bộ NN&PTNT và thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá tình hình triển khai phát triển nông nghiệp, nông thôn của thành phố Hà Nội và tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn. Bộ trưởng Cao Đức Phát lưu ý, Hà Nội cần triển khai mạnh mẽ hiệu quả chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, lựa chọn,hình thành một số dự án tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn. Đối với diện tích trồng lúa của thành phố nên tập trung sản xuất lúa hàng hóa, năng suất, chất lượng cao, không trồng lúa phẩm cấp thấp; tập trung thực hiện các đề án đảm bảo cung cấp rau an toàn, đáp ứng nhu cầu cho thành phố. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang tập trung hoàn thiện thủ tục 2 đề án lớn chuyên sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh để giải quyết vấn đề cung cầu.

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cũng đã thống nhất giao cho sở, ngành của thành phố và cơ quan, đơn vị của Bộ NN&PTNT phối hợp để hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Viện nghiên cứu Rau quả, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, quy hoạch đê điều của thành phố thành phố Hà Nội, trọng tâm là quy hoạch đê tả Hồng, hữu Hồng đoạn qua đô thị trung tâm thành phố; thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn đầu tư xây dựng cụm công trình đầu mối trạm bơm Liên Mạc…; thúc đẩy hình thành các chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ rau an toàn, thịt sạch…; đồng thời phối hợp giải quyết vấn đề liên quan đến bức xúc dân sinh về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường các lưu vực sông..
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 120


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1163251

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72845960