20:23 EDT Thứ tư, 17/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

CHƯƠNG MỸ (HÀ NỘI): NHIỀU XÃ “VẼ” THEO BỨC TRANH THỤY HƯƠNG

Thứ hai - 11/03/2013 05:09
Bức tranh đã vẽ xong

 

Năm 2009, Thụy Hương là một trong 11 xã đầu tiên được Ban Bí thư T.Ư chọn làm điểm Chương trình xây dựng NTM, khi đó xã mới đạt 5/19 tiêu chí. Đặc biệt, đường làng ngõ xóm vẫn hầu hết là đường đất, chật hẹp, là xã thuần nông, đất đai màu mỡ nhưng vì sản xuất manh mún, chưa tạo ra sản phẩm hàng hóa, nên giá trị đem lại còn rất thấp…

Ấy vậy mà nay trở lại, Thụy Hương đã thực sự thay da đổi thịt, chiếc “áo mới” đã được choàng lên, nào là hệ thống đường bê tông phẳng lì chạy từ làng trên xuống xóm dưới, cổng làng, nhà cửa cũng được tu sửa, xây mới khang trang, cánh đồng liền ô, liền thửa vuông như bàn cờ…

 

Chương Mỹ Hà Nội Nhiều xã vẽ theo bức tranh Thụy Hương
Chương Mỹ đang chú trọng hoàn thành dồn điền đổi thửa trong năm 2013 (trong ảnh là lễ ra quân DĐĐT, làm kênh mương nội đồng ở xã Đại Yên).
Ông Nguyễn Đức Học – Chủ tịch UBND, Trưởng ban Quản lý xây dựng NTM xã Thụy Hương cho biết: “Xã có 7 thôn, với 1.842 hộ/7.935 khẩu, trong đó có khoảng 4.352 lao động, mặc dù có xuất phát điểm thấp, nhưng với nỗ lực của toàn thể nhân dân, hiện Thụy Hương đã đạt 19/19 tiêu chí. Ngoài đường làng ngõ xóm, giao thông nội đồng được bê tông hóa, điều vui nhất là chúng tôi đã cải thiện, nâng cao được thu nhập của người dân từ chính thửa ruộng mà trước đây họ vẫn canh tác, bằng cách dồn điền đổi thửa (DĐĐT), thay đổi cơ cấu giống, hình thành vùng sản xuất hàng hóa...”. Theo ông Học, điều thành công nhất trong xây dựng NTM ởThụy Hương là đã làm thay đổi được nhận thức, năng lực điều hành của đội ngũ cán bộ từ xã đến thôn. Nhờ làm tốt công tác dân vận nên đã tạo được sự đồng thuận cao của người dân. Do đó khi triển khai các dự án như vùng sản xuất lúa chất lượng cao, rau an toàn, hoa… rất thuận lợi. Hiện xã có 80ha sản xuất rau an toàn, 10ha hoa, nhiều vùng trồng lúa chất lượng cao cho thu nhập gấp 2 – 3 lần trồng lúa thường.

 

“Ngoài ra xã còn khoảng 9ha nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ đang phát triển theo hướng trang trại sinh thái, hồ câu cho hiệu quả kinh tế rất cao. Để giải quyết việc làm, xã đã quy hoạch gần 10ha làm cụm làng nghề, với hơn 100 cơ sở sản xuất, vừa kết hợp giữa đào tạo nghề và tạo việc làm tại chỗ” – ông Học cho biết thêm.

Hình mẫu cho nhiều xã

“Thụy Hương đang là “tấm gương” sáng để các xã “soi”, nhưng không phải là coppy nguyên bản, mà tùy thuộc vào đặc điểm, thế mạnh của từng địa phương, mà ngay từ lúc quy hoạch, cho đến lúc xây dựng các dự án, chúng tôi đều kiểm tra chặt chẽ và có những điều chỉnh hợp lý”.Ông Lê Anh Tuấn - Phó trưởng Phòng kinh tế huyện Chương Mỹ

Để có được kết quả trên, trong 3 năm Thụy Hương đã được đầu tư khoảng 70 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố khoảng 42 tỷ đồng, huyện 12 tỷ đồng, người dân đóng góp 7,5 tỷ đồng, còn lại là huy động từ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Tuy nhiên, xã đã vận dụng linh hoạt huy động người dân đóng góp bằng nhiều hình thức khác nhau, như hiến đất, ngày công, vật liệu, công trình…

Nhờ những nỗ lực trên, mà tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm từ 15%, xuống còn dưới 4%, thu nhập tăng từ 14 triệu đồng, lên 21 triệu đồng, gấp 1,5 lần thu nhập trung bình của người dân vùng nông thôn Hà Nội. Ông Lê Anh Tuấn – Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ cho biết, hiện Chương Mỹ đã hoàn thành quy hoạch và cơ bản hoàn thành DĐĐT, các xã đang từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung, cụm làng nghề. “Thụy Hương đang là tấm gương sáng để các xã “soi vào”, nhưng không phải là copy nguyên bản, mà tùy thuộc vào đặc điểm, thế mạnh của từng địa phương, mà ngay từ lúc quy hoạch, cho đến lúc xây dựng các dự án, chúng tôi đều kiểm tra chặt chẽ và có những điều chỉnh hợp lý.

Ví như xã có thể mạnh về làng nghề, thì có thể quy hoạch đất làng nghề rộng hơn, xã có thế mạnh về chăn nuôi thì ưu tiên cho chăn nuôi…” – ông Tuấn phân tích. Về xã Đại Yên, chúng tôi cảm nhận được một số “nét vẽ” tương tự Thụy Hương, như đường làng ngõ xóm bê tông rộng rãi, phẳng lì, rồi các cổng làng, nhà văn hóa đã được tu bổ, xây mới khang trang… Mặc dù mới đạt 12 tiêu chí, nhưng xã đang có nhiều tiêu chí sẽ hoàn thành trong năm 2013. Ông Nguyễn Văn Minh – Chủ tịch UBND xã Đại Yên cho biết: “Theo kế hoạch, Đại Yên sẽ về đích vào năm 2015, hiện thu nhập bình quân đầu người của xã đã tăng từ 10 triệu đồng năm 2010, lên 15 triệu đồng năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 17%, xuống còn 7%, với đà phát triển này, Đại Yên sẽ về đích đúng hẹn”.

Theo Nhanh.net.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 379

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 378


Hôm nayHôm nay : 44044

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 769225

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64755169