02:41 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Các tôn giáo tỉnh Lâm Đồng tham gia xây dựng nông thôn mới Chu toàn việc đạo, việc đời

Thứ tư - 13/03/2013 21:14
Tỉnh Lâm Đồng có gần 70% dân số là tín đồ các tôn giáo. Những năm qua, tình hình tôn giáo tại địa phương luôn ổn định, bà con thực hiện tốt phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo, phụng sự Tổ quốc”, đồng thời tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống ấm no, bình đẳng, hạnh phúc, đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Cầu nối giữa đạo và đời
Giáo xứ Lạc Viên, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương hôm nay đã có nhiều thay đổi ấn tượng. Cả vùng quê tươi đẹp đang khoác lên mình diện mạo của hình ảnh nông thôn mới thanh bình và sung túc. Một cây cầu mới đang được hoàn thành vắt qua con sông Đa Nhim, khiến ai qua đây cũng phải ngắm nhìn. Từ xa, cây cầu trông như chiếc lược lớn, đỏ rực dưới nền trời xanh biếc. Tới nơi, chúng tôi thấy Linh mục Phạm Công Phương cùng các công nhân đang hối hả liên kết các sợi cáp treo nối sàn với trụ cầu. Lau vội những giọt mồ hôi trên mặt, ông quay sang trò chuyện:
- Cây cầu này khởi công tháng 11 năm ngoái. Cầu dài 112m, cao 22m, thiết kế theo kiểu dây văng, có tổng kinh phí là 1,3 tỷ đồng. Toàn bộ kinh phí và nhân công đều do người dân đóng góp. Sau khi hoàn thành và đi vào sử dụng sẽ phá thế cô lập cho các thôn Diom A, Bê Căn trong mùa mưa lũ.
Cây cầu bắc qua sông Đa Nhim trên địa bàn xã Lạc Xuân chỉ là một trong số các công trình tiêu biểu, ghi dấu ấn của giáo xứ Lạc Viên và cá nhân Linh mục Phạm Công Phương.  Ông Đoàn Công Đoan, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Lạc Xuân kể: "Từ ngày về làm nhiệm vụ quản hạt tại giáo xứ này, Linh mục Phạm Công Phương luôn quan tâm, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Ông còn đứng ra vận động nhân dân xây dựng nhiều công trình rất thiết thực như: Bê tông hóa 100% tuyến đường trong các thôn, xóm; xây dựng khu xử lý rác thải tập trung; vận động nhân dân hỏa táng người chết nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường; mắc bóng điện chiếu sáng các tuyến đường ban đêm; xây dựng quỹ khuyến học… Những công trình này đã góp phần thay đổi bộ mặt làng quê, đưa các thôn Lạc Viên A, Lạc Viên B trở thành ‘điểm sáng” trong phong trào xây dựng nông thôn mới của xã".
Ngoài Linh mục Phạm Công Phương, Lâm Đồng hiện còn rất nhiều chức sắc, chức việc tôn giáo có nhiều đóng góp thiết thực cho sự phát triển của địa phương như: Linh mục Đinh Lập Liễm ở giáo xứ Kim Phát, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng tích cực vận động giáo dân xây dựng nông thôn mới; Linh mục Dương Công Hồ ở giáo xứ Đạ Tẻh làm Chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và xây dựng trường mầm non tư thục, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động và tạo điều kiện cho nhiều trẻ em tại địa phương có điều kiện học tập tốt; Linh mục Phan Công Chuyển ở giáo xứ Thánh Mẫu, TP Đà Lạt vận động giáo dân xây dựng được nhiều mô hình “Xanh-sạch-đẹp”;  Ni trưởng Thích Nữ Như Tịnh ở chùa Tuệ Quang, TP Đà Lạt đi đầu trong các hoạt động từ thiện; Hòa thượng Thích Huệ Đăng, nhà sư, nhà khoa học của Việt Nam nghiên cứu, áp dụng thành công quy trình sản xuất sâm Ngọc Linh thương phẩm bằng phương pháp nuôi cấy mô… Những việc làm của họ thể hiện tình cảm và trách nhiệm sâu sắc trước cộng đồng, đúng với phương châm “Nhập thế”, “Tốt đời đẹp đạo”, “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc”.
Hòa Thượng Thích Huệ Đăng đang chăm sóc vườn sâm Ngọc Linh được thực hiện bằng phương pháp nuôi cấy mô.
Kinh nghiệm từ cơ sở
Năm 2011, Linh mục Nguyễn Văn Khang, quản xứ giáo xứ Ka Đô gửi đơn tới các cơ quan chức năng xin cấp phép xây mới lại nhà thờ giáo xứ vì nhà thờ cũ đã bị hư hỏng. Do tuổi cao, bệnh nặng, nên nguyện vọng lớn nhất của ông trước khi về nơi vĩnh hằng là được chứng kiến lễ khởi công nhà thờ sớm. Theo quy định, thời gian giải quyết thủ tục cấp phép xây dựng là 20 ngày, nhưng Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng đã tập trung ưu tiên giải quyết hồ sơ cấp phép xây dựng nhà thờ chỉ trong vòng một ngày. Ông Nguyễn Văn Tuấn, một giáo dân ở đây khẳng định: “Được chính quyền quan tâm và tạo điều kiện như vậy, chúng tôi cảm thấy mình có bổn phận phải là một công dân tốt, tích cực tham gia xây dựng quê hương giàu đẹp”.
Lắng nghe, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tôn giáo là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tranh thủ các chức sắc, chức việc của cấp ủy, chính quyền địa phương. Đồng chí Ngô Văn Đức, Phó giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Lâm Đồng nói rằng: "Chúng tôi luôn xác định các vị chức sắc tôn giáo là lực lượng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ trong đời sống tâm linh mà còn trong cuộc sống thực tại của các tín đồ. Việc vận động, tranh thủ sự ủng hộ các chức sắc có ý nghĩa then chốt trong công tác tôn giáo và công tác dân vận. Chính họ đã giúp chính quyền vận động bà con các tôn giáo tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới".
Theo báo cáo của Ban Tôn giáo tỉnh Lâm Đồng, những năm qua, tuyệt đại đa số các chức sắc tôn giáo đều tin tưởng, gắn bó với cấp ủy, chính quyền; tích cực vận động tín đồ chấp hành nghiêm mọi chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào “xây dựng nông thôn mới”. Hằng tháng, hằng quý, cấp ủy, chính quyền địa phương cấp huyện - xã thường xuyên gặp gỡ các chức sắc để nắm, trao đổi tình hình mọi mặt; tổ chức thăm hỏi, chúc mừng chức sắc và giáo dân trong những ngày lễ trọng; tổ chức tốt việc học tập một số nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các nội dung liên quan đến tôn giáo và dân tộc; khuyến khích các vị tham gia xây dựng các công trình phúc lợi xã hội; các hoạt động từ thiện.
Cũng theo đồng chí Ngô Văn Đức, công tác tôn giáo là công việc khá đặc thù, nhạy cảm. Vì vậy, đội ngũ cán bộ phải nắm chắc chính sách của Nhà nước; am hiểu giáo lý, giáo luật; giữ mối liên hệ tốt với các vị chức sắc, nhất là người phụ trách, đứng đầu; vận động chức sắc tham gia các phong trào của địa phương để họ tuyên truyền, vận động giáo dân, phật tử tham gia hiệu quả. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, mọi chủ trương, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền địa phương đều được các linh mục, sư sãi phổ biến, tuyên truyền rất kỹ trong nhà thờ, trong chùa và những nơi thờ tự. Chính vì vậy, nhiều bà con đã tự nguyện hiến hàng trăm, hàng ngàn mét vuông đất và tiền bạc để làm được gần 100km đường, 3 trường học, 4 trạm y tế và nhà văn hóa cộng đồng..., tự nguyện tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa. Các chức sắc tôn giáo và bà con có đạo cũng tích cực vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước được hàng chục tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới. Không những vậy, họ còn trực tiếp tham gia xây dựng cầu đường, các công trình phúc lợi và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. 
Những năm tới, phong trào "Xây dựng nông thôn mới" ở tỉnh Lâm Đồng sẽ được các nhà thờ, nhà chùa và bà con có đạo hưởng ứng cao bằng các công việc cụ thể như tự nguyện đóng góp tiền làm đường, cải tạo và sửa chữa trường học, mua trang thiết bị cho các trạm y tế, hỗ trợ các hộ nghèo phát triển kinh tế gia đình... Đó là điều rất đáng mừng, rất cần được nhân rộng và khen thưởng. Đó cũng là nét đẹp của tôn giáo đích thực, chân chính, vừa "chu toàn việc đạo", vừa "trọn vẹn việc đời" trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Bài và ảnh: VŨ ĐÌNH ĐÔNG
(nguồn:qdnd.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 279


Hôm nayHôm nay : 28549

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 979578

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72662287