17:19 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cầm sổ đỏ lấy tiền làm đường nông thôn

Chủ nhật - 28/04/2013 05:07
Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới của Nhà nước nhiều nông dân ở huyện Định Quán (Đồng Nai) đã góp tiền làm đường GTNT. Mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhiều hộ dân nơi đây vẫn sẵn sàng cầm cố sổ đỏ để có con đường mới khang trang.

 

Từ TP HCM chúng tôi vượt hơn 100km men theo QL1A, QL20 tìm đến xã Gia Canh, thị trấn Định Quán một trong những xã vùng sâu, vùng xa của huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai). Sau gần 2h đồng hồ ngồi xe máy đến được thị trấn Định Quán, từ ngã ba Gia Canh (QL20-Gia Canh) chúng tôi chạy thêm hơn 10km tìm đến xã Gia Canh.

Bộ mặt xã Gia Canh đã được thay đổi nhờ các tuyến đường bê tông xi măng
Bộ mặt xã Gia Canh đã được thay đổi nhờ các tuyến đường bê tông xi măng

Đến nhà ông Trần Văn Mỹ, Trưởng ban công tác Mặt trận tổ quốc, ấp 3, xã Gia Canh vào một buổi chiều giữa tháng 4, ông Trần Văn Mỹ cho biết: Trước đây các tuyến đường giao thông trong ấp chủ yếu là những con đường ruộng ngoằn ngoèo mỗi khi trời mưa đường lầy lội việc đi lại của người dân rất vất vả. Sau khi có kế hoạch làm các tuyến đường trong ấp 3, địa phương đã họp các hộ dân xung quanh tuyến đường. Việc bê tông hóa các con đường trong ấp đã có từ năm 2010 theo chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” theo tỷ lệ vốn Nhà nước 70% và nhân dân 30%. Nhưng thực tế, bà con rất nghèo không thể có tiền mặt để nộp đủ chỉ tiêu làm đường, sự việc tưởng như rơi vào bế tắc. Tuy nhiên, trong lúc khó khăn một số hộ gia đình chấp nhận thế chấp sổ đỏ tạm thời bù vào phần tiền những hộ chưa có tiền góp là rất đáng khen. Nhờ vậy, con đường được thi công sớm hơn dự định.

Ông Nguyễn Văn Hinh - một trong những hộ chấp nhận thế chấp sổ đỏ góp tiền làm đường. Khi biết chủ trương của Nhà nước thì các hộ dân đều nhiệt tình ủng hộ nhưng một số hộ gia đình còn nghèo chưa có đủ tiền để góp vào làm. “Sau nhiều đêm trăn trở suy nghĩ để sớm thoát cảnh đường nắng bụi, mưa lầy. Hơn nữa chỉ thế chấp sổ đỏ tạm thời và được chính quyền địa phương cũng như các hộ dân chưa đủ tiền cam kết hoàn tiền trong 1 năm nên cũng yên tâm. Về phía gia đình do tình làng nghĩa xóm tối lửa tắt đèn có nhau nên bà nhà cũng nhiệt tình ủng hộ nên tôi mạnh dạn xung phong cho mượn sổ đỏ thế chấp 50 triệu đồng lấy tiền làm đường”, ông Hinh kể.

Một con đường bằng bê tông xi măng mới được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2013
Một con đường bằng bê tông xi măng mới được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2013

Ông Trần Văn Mỹ cho biết: Việc làm đường GTNT trong ấp tưởng như rơi vào bế tắc nhưng nhờ có sự đoàn kết cao từ phía người dân và nguồn tiền vay ngân hàng từ việc cầm “sổ đỏ” ứng tiền cho các hộ dân chưa đủ tiền đóng làm đường nên việc xây dựng các tuyến đường trong ấp tiếp tục được triển khai. Cụ thể như: Hộ ông Hinh thế chấp sổ đỏ được 50 triệu đồng, hộ ông Đại góp 40 triệu đồng nên tuyến đường đã hoàn thành đúng theo kế hoạch. Điều đáng quý là ông Phạm Văn Đại và ông Nguyễn Văn Hinh là những hộ thuần nông, hàng ngày họ cũng mưu sinh bằng công việc trồng ngô, trồng lúa, mía... với nguồn thu nhập không đáng kể, nhưng khi được triển khai thực hiện xã hội hóa giao thông nông thôn lại rất tích cực hưởng ứng. Đến nay ấp 3 đã hoàn thành 5 con đường theo mô hình mượn “sổ đỏ” thế chấp để làm đường GTNT. “Cũng từ sự mạnh dạn của ông Hinh, ông Đại, một số hộ khác cũng quyết định lấy sổ đỏ vay ngân hàng để đóng ứng tiền cho những hộ chưa góp đủ số tiền làm đường còn lại cho địa phương. Đường đã làm xong khang trang, sạch đẹp thấy được lợi ích thiết thực này các hộ trước đây còn chưa góp đủ tiền cũng đã hoàn thành trách nhiệm việc hoàn lại phần tiền đã được ứng trước để các hộ ông Hinh, ông Đại lấy lại sổ đỏ”, ông Mỹ nói.

Chủ trương xã hội hóa làm đường GTNT là điều rất cần thiết nhằm chia sẻ ngân sách cho Nhà nước. Vì vậy, việc làm đường GTNT thông qua hình thức thế chấp sổ đỏ của một số hộ dân ở xã Gia Canh (huyện Định Quán, Đồng Nai) là cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới, là mô hình cần nhân rộng tại nhiều địa phương khác.

Vĩnh Phú

Theo giaothongvantai.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 197


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 484909

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70712224