01:34 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Cầu Thanh niên” xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 12/05/2014 02:27
Sau hơn 2 năm triển khai, đến nay việc xây dựng "cầu thanh niên” nông thôn thuộc Dự án thí điểm xây dựng cầu nông thôn của Ban Bí thư Trung ương Đoàn trên địa bàn 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đã hoàn thành. Những cây cầu sau khi đưa vào sử dụng đã góp phần tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
 
 
Tỉnh đoàn Đắk Lắk bàn giao "Cầu Thanh niên" 
cho chính quyền xã Ea Bar (huyện biên giới Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk)
 
Dấu ấn Thanh niên
 
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án xây dựng cầu nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020. Theo đó, sẽ triển khai 32 dự án gồm 450 cầu nông thôn trên phạm vi 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các công trình này có tổng mức đầu tư trên 324,8 tỷ đồng, bằng nguồn ngân sách Trung ương.
Dự án thí điểm xây dựng 100 cầu nông thôn tại các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng kinh phí 46,8 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, giao cho Trung ương Đoàn làm chủ đầu tư bước đầu đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn ở nhiều địa phương trong cả nước. Theo đó, những vùng được ưu tiên xây dựng cầu là các điểm suối, kênh, mương giao thông nối giữa các thôn, buôn hoặc từ thôn, buôn đến trung tâm xã, thị trấn, trường học, trạm y tế, khu sản xuất tập trung có nguy cơ mất an toàn, cản trở giao thông trong mùa mưa lũ. 
 
Tại địa bàn 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, Trung ương Đoàn đã đầu tư xây 19 cây cầu với tổng giá trị 6,4 tỷ đồng ở các địa phương thuộc diện khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của 2 tỉnh. Mỗi cây cầu được thiết kế dầm bản bê tông cốt thép, trụ đỡ hai đầu, mặt cầu đổ bê tông rộng từ 2,5- 3,5m, đảm bảo trọng tải 1,4  tấn. Qua quá trình khảo sát ở địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Đắk Lắk, Đắk Nông nhận thấy hầu hết các công trình cầu tạm thường có kết cấu bằng gỗ, không có lan can bảo vệ và được xây dựng trên các khe suối nhỏ, vào mùa mưa lũ mặt cầu thường bị ngập, có cầu còn bị cuốn trôi gây cản trở việc đến trường của các em học sinh, gây khó khăn trong việc đi lại, sản xuất của nhân dân. Do đó, đầu tư xây dựng các công trình này là một việc làm thiết thực, nhất là các cầu liên thôn được xây dựng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tầm quan trọng trong sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương. Bên cạnh đó, Dự án còn nhằm phát huy vai trò xung kích tình nguyện của tuổi trẻ và các tổ chức đoàn trong việc tham gia xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở các vùng miền. 
 
Anh Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng ban Thanh niên nông thôn, công nhân và đô thị (Tỉnh đoàn Đắk Lắk) cho biết: "Để công trình được triển khai đúng tiến độ, ngay từ đầu Tỉnh đoàn Đắk Lắk đã giao trách nhiệm cụ thể đối với tổ chức đoàn ở các địa phương về việc san lấp mặt bằng, tham gia ngày công và huy động người dân làm đường 2 đầu cầu. Tuy việc vận chuyển vật tư khó khăn vì địa điểm là vùng sâu, vùng xa, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của tổ chức Đoàn, việc xây dựng các cầu đã đảm bảo đúng kế hoạch, tiến độ thi công”.
 
Nhân dân hưởng lợi 
 
Cầu thanh niên ở thôn Đồng Tâm (xã vùng xa Buôn Triết, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) có chiều dài 9m, rộng 4m với tổng kinh phí gần 400 triệu đồng, cầu hoàn thành giúp cho 54 hộ dân với 260 nhân khẩu ở thôn đi lại thuận lợi, mở ra nhiều hướng đi mới trong phát triển kinh tế của bà con điạ phương. Để hoàn thành cây cầu này, Mặt trận, đoàn thể và chính quyền địa phương đã vận động người dân đóng góp nhiều ngày công lao động. 
 
 Bà Nguyễn Thị Xuân, (thôn Đồng Tâm, xã Buôn Triết, huyện Lắk, Tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ: "Trước đây mỗi khi vào mùa thu hoạch để vận chuyển một bao lúa qua con suối Đồng Tâm, mỗi hộ phải thuê người vác lúa với giá 10 ngàn đồng trên một lần vận chuyển. Từ khi cây cầu do Đoàn Thanh niên xây dựng hoàn thành bà con đưa xe cày, máy gặt vào tận đồng ruộng nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc”. 
 
Thôn 16A và 16B xã Ea Bar (huyện biên giới Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) có hơn 200 hộ dân sinh sống. Những năm trước, cuộc sống của người dân trong thôn gặp rất nhiều khó khăn bởi muốn giao thương với bên ngoài họ phải đi qua chiếc cầu tạm được làm bằng một miếng sắt mỏng bắc qua con suối. Biết rằng nguy hiểm cận kề nhưng mọi người dân, đặc biệt các em học sinh 2 thôn đến trường vẫn phải đi lại qua chiếc cầu tạm. 
 
Từ khi cây cầu mới hoàn thành, nhân dân rất phấn khởi, bởi niềm mong ước bấy lâu đã thành hiện thực. Ông Hoàng Văn Sò, Trưởng thôn 16A, cho biết: "Trước đây khi còn cầu tạm, vào mùa mưa, để đưa con đến trường nhiều gia đình phải thường xuyên thay nhau cõng các cháu vì nước dâng ngập hết hai đầu cầu. Bây giờ có cây cầu mới cả thôn ai cũng vui, đặc biệt là mấy đứa nhỏ chẳng phải nghỉ học giữa chừng khi mùa mưa, lũ về”. 
 
Có được cây cầu kiên cố, không chỉ người dân 2 thôn 16A và 16B mà hàng trăm hộ dân khác trong xã Ea Bar cũng vui mừng vì hầu hết diện tích lúa nước (hơn 200 ha) của địa phương đều nằm ở cánh đồng cạnh thôn 16A và 16B. Nhiều hộ dân cho biết, những năm trước do cây cầu quá nhỏ và yếu nên vào mùa thu hoạch, thường phải vận chuyển nông sản đi vòng qua thôn khác dài gần 10 km mới về đến nhà. Một số hộ không có phương tiện vận chuyển nên thường bị tư thương ép giá thấp. 
 
Ông Trần Văn Toàn, Chủ tịch UBND xã Ea Bar (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ: "Những cây cầu do Đoàn Thanh niên xây dựng trên địa bàn xã đã góp phần không nhỏ giúp địa phương sớm hoàn thành tiêu chí giao thông trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của xã. Sau khi cầu thanh niên hoàn thành, nhiều hộ dân 2 bên cầu đã tự nguyện dỡ bỏ hàng rào, hiến đất mở rộng đường tạo sự thông thoáng trong các thôn, buôn”.
 
Cùng hòa chung niềm vui đó, không chỉ có người dân xã Ea Bar, Buôn Triết mà hàng nghìn hộ dân ở các địa phương được xây dựng cầu như: cầu thôn 6A, 6B (xã Ea Ô, huyện Ea Kar), cầu suối Đục (buôn Tơ Lơ – xã Ea Na - Krông Ana)... tỉnh Đắk Lắk; cầu liên thôn Thuận Hưng – Thuận Lợi (xã Thuận Hạnh, Đắk Song), cầu Đắk Rô (xã Tân Thành, Krông Nô), cầu Y Cường (xã Đắk N’drung, Đắk Song)... tỉnh Đắk Nông, cũng rất phấn khởi khi được hưởng lợi từ Dự án này. Có cầu mới, người dân các thôn, buôn đặc biệt khó khăn trên vùng đất Tây Nguyên đã yên tâm sản xuất, đường đến trường của con trẻ cũng bớt gập ghềnh, nguy hiểm. 
 
Tuấn Anh
Nguồn daidoanket.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 478

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 476


Hôm nayHôm nay : 27656

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1418678

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74465649