11:28 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Dân vẫn đói thì chưa phải là nông thôn mới”

Thứ sáu - 07/02/2014 19:39
"Đường làng ngõ xóm khang trang mà người nông dân vẫn còn đói bụng thì chắc chắn đó chưa phải là nông thôn mới",Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, nhấn mạnh.
Trong những năm đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2011), không ít người nghĩ nông thôn mới (NTM) là phải tạo ra bộ mặt nông thôn đẹp đẽ từ đường sá đến nhà ở, các công trình của làng xã. Tuy nhiên, bản chất của NTM phải là thực hiện thành công xây dựng nông thôn giàu - đẹp.

Sau 3 năm thực hiện chương trình, cả nước đang thấy rằng phát triển các hình thức sản xuất hiệu quả là tiêu chí quan trọng cần tập trung thực hiện để nâng cao thu nhập cho nông dân. Nông dân giàu thì mới có tiền để đóng góp, thực hiện hiệu quả và bền vững các tiêu chí khác tại nơi mình sinh sống, chứ không thể trông chờ vào túi tiền của Nhà nước. Hơn nữa, hoàn thành 19 tiêu chí chỉ là cơ sở để thực hiện NTM.

“NTM là làm ra nhiều tiền hơn cho nông dân”

Sự thay đổi nhận thức trên đến từ chính những xã điển hình trong phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới ở khắp mọi vùng, miền của cả nước, từ sự chỉ đạo mạnh mẽ từ các cấp lãnh đạo T.Ư tới địa phương.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thăm cánh đồng hoa của nông dân Nguyễn Văn Xuân (Đan Phượng, Hà Nội) mang lại giá trị 2 tỷ đồng/năm, cao hơn nhiều so với trồng lúa trước đây.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thăm cánh đồng hoa của nông dân Nguyễn Văn Xuân (Đan Phượng, Hà Nội) mang lại giá trị 2 tỷ đồng/năm, cao hơn nhiều so với trồng lúa trước đây.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, đồng thời cũng là Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, sau hàng chục lần khảo sát trực tiếp ở khắp các vùng, miền trên cả nước, đã bồi đắp thêm nhận định và quyết tâm thực hiện của ông: “Địa phương nào giúp dân phát triển sản xuất thì NTM ở đó mới được xây dựng bền vững”. 

Ông cũng từng nhấn mạnh một trong những tiêu chí quan trọng của NTM là: “Đường làng ngõ xóm khang trang mà người nông dân vẫn còn đói bụng thì chắc chắn đó chưa phải là NTM. Cái gốc của NTM chính là phát triển sản xuất ở nông thôn mà người nông dân là chủ thể quan trọng nhất”.

Trong một chuyến khảo sát NTM tại Báo Đáp, một xã không phải là “điểm” ở vùng sâu huyện Trấn Yên, tỉnh miền núi Yên Bái hồi tháng 9 năm ngoái, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh không khỏi bất ngờ và vui mừng trước nhận định của ông Trần Quang Trung- Chủ tịch UBND xã Báo Đáp: “NTM là phải giúp nông dân làm ra nhiều tiền hơn”.

Suy nghĩ trên của ông chủ tịch một xã ở vùng sâu, vùng xa không phải là mới được đúc kết mà ngay từ ngày đầu làm NTM, chính quyền đã thống nhất quan điểm này. Trồng lúa không cho lợi nhuận cao, chính quyền đã hướng dẫn cho bà con chuyển đổi sang trồng dâu, nuôi tằm, tổ chức cho doanh nghiệp thu mua sản phẩm dâu tằm của bà con.

Gia đình anh Nguyễn Văn Vinh ở xóm 12 là điển hình cho 60 hộ nông dân trong xã, đã khấm khá lên nhờ có nghề trồng dâu, nuôi tằm. “Mỗi năm nghề này đạt lợi nhuận từ 70- 80 triệu đồng/1 mẫu/hộ, trong khi diện tích trồng dâu của cả xã là 15ha”- anh Vinh nói với Phó Thủ tướng khi ông đi thăm cơ sở sản xuất của gia đình anh.

Đa dạng ngành nghề ở nông thôn để tăng thu nhập cho người dân, chính quyền xã Báo Đáp không tổ chức đào tạo nhiều nghề mà tập trung đào tạo những nghề chỉ nông thôn có, chỉ nông thôn cần như sản xuất rau an toàn, chăn nuôi lợn, may mặc. Không như nhiều địa phương khác mở lớp dạy nghề cho nông dân mà Báo Đáp đào tạo bằng cách “cầm tay chỉ việc” để nông dân tiếp thu nhanh hơn.

Chính nhờ thay đổi hình thức sản xuất mà đời sống nông dân ngày một nâng lên, nông dân có tiền chủ động “quay lại” góp công, góp của với Nhà nước để xây dựng hạ tầng nông thôn. Năm 2012, toàn xã hoàn thành 10,3km đường giao thông (trong điều kiện đất nông nghiệp eo hẹp) trị giá 17 tỷ đồng, trong đó vốn do nhân dân và doanh nghiệp đóng góp tính ra đến gần 10 tỷ đồng.

Từ nhận thức đến những kiểm nghiệm cụ thể trong thực tiễn, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhiều lần kêu gọi chính quyền các địa phương “phát triển nền sản xuất nông nghiệp mà người nông dân là chủ thể, đấy chính là động lực bền vững của NTM”.

Hướng vào giá trị sản phẩm

Tuy nhiên, câu chuyện “phát triển sản xuất nông nghiệp” theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh là phải hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, chứ không phải là lấy số lượng bù cho giá trị. Trong những lần hỏi chuyện người nông dân vùng An Giang, Đồng Tháp về sản xuất cánh đồng mẫu lớn, ông được biết rằng giá trị sản xuất của mỗi ha lúa là 35 triệu đồng chứ không phải là 50 triệu đồng như các báo cáo. Trong khi đó, cũng vẫn là lúa gạo, một số địa phương sản xuất gạo hữu cơ lại có giá cao gấp 3 lần so với giá xuất khẩu gạo thường.

"Đường làng ngõ xóm khang trang mà người nông dân vẫn còn đói bụng thì chắc chắn đó chưa phải là NTM. Cái gốc của NTM chính là phát triển sản xuất ở nông thôn mà người nông dân là chủ thể quan trọng nhất”.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh 

“Sản xuất có giá trị hay không phụ thuộc vào quan điểm đặt ngành nông nghiệp trong kinh tế thị trường. Dứt khoát phải cạnh tranh. Muốn vậy phải có mấy điểm lớn: Sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại và công nghiệp vào nông nghiệp, và vấn đề rất lớn là gắn sản xuất với thị trường, không chỉ trong nước mà cả với thế giới”- Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh như vậy khi ông tham dự Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân diễn ra gần đây.

Để thực hiện quan điểm sản xuất trên, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh luôn đề nghị các địa phương tìm tòi, áp dụng các mô hình liên kết sản xuất mới vào nông nghiệp, trong đó quan trọng nhất là mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp. Và Nhà nước cần phải nhanh chóng tổng kết để nhân rộng trong nông thôn.

Thế nhưng, trước khi bắt tay vào sản xuất thì vẫn còn một khâu “tiền đề” rất quan trọng, có ý nghĩa định hướng sản xuất, đó là công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu để sản xuất. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng công việc này không phải chỉ của chính quyền cấp xã mà phải là của huyện, tỉnh và cao hơn nữa là cấp T.Ư cũng cần phải tính đến một quy hoạch tổng thể.

Quy hoạch sản xuất ở nông thôn cùng với lựa chọn sản phẩm lợi thế cạnh tranh luôn phải gắn liền với thị trường tiêu thụ ở trong vùng, cả nước, thậm chí là cả ngoài nước. “Làm quy hoạch rất khó, nhưng khó mấy cũng vẫn phải thực hiện”- Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh tại nhiều cuộc làm việc với cả các bộ, ngành và các địa phương về NTM trong năm qua.

Hiện cả nước đã có 96% số xã đã hoàn thành quy hoạch NTM, tuy nhiên Phó Thủ tướng vẫn tiếp tục yêu cầu các cấp chính quyền, bộ ngành cùng rà soát lại để bổ sung cho quy hoạch các địa phương thêm hoàn chỉnh, sử dụng hạ tầng một cách đồng bộ, phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp.

Có thể nói, chưa khi nào vấn đề xây dựng nông thôn được đề cập toàn diện như hiện nay, gắn liền với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đây là yêu cầu bức thiết đặt ra cho cả hệ thống chính trị và bản thân mỗi người nông dân Việt Nam, trong bối cảnh nông nghiệp luôn đóng vai trò là “bệ đỡ” của nền kinh tế nhưng đang đứng trước nguy cơ giảm sút tăng trưởng, đời sống nông dân vẫn còn thấp hơn nhiều so với dân cư thành thị.

Nhìn vào mặt bằng chung của nông thôn Việt Nam, nhiều vùng sẽ phải mất không ít thời gian mới đạt được các tiêu chí để làm cơ sở xây dựng NTM. Tuy nhiên, cách nhanh nhất để rút ngắn thời gian xây dựng NTM là phát triển sản xuất tại địa phương, tạo ra giá trị gia tăng từ sản phẩm mà bà con làm ra. Hay nói cách khác như Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát là “nông dân bây giờ đang cần tiền mặt, chứ không cần “thóc đầy nhà, gà đầy vườn” mà giá trị lại thấp như trước nữa. Có tiền thì bà con mới trang trải được các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, cũng là góp phần thực hiện và hoàn thành các tiêu chí NTM còn lại”. 
Nguồn: danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 267

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 265


Hôm nayHôm nay : 52066

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1057768

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72740477