18:34 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dấu ấn NTM: Vui vẻ vì được... phá nhà

Thứ ba - 13/05/2014 20:23
Căn nhà ngói ba gian của cụ Mang bị phá tan để làm đường trục thôn. Bàn thờ gia tiên cũng phải chuyển sang nhà anh con trai đặt nhờ. Tưởng cụ xót xa, tiếc của lắm, thế nhưng cứ hỏi đến chuyện hiến đất, hiến nhà, cụ lại cười tươi rói.
 
Dấu ấn NTM: Vui vẻ vì được... phá nhà
Cụ Đỗ Thị Mang hiến cả căn nhà ngói 3 gian để nhân dân trong thôn làm đường


“Ngày nay bà con đi làm đồng bằng xe máy, xe đạp anh ạ. Đường bê tông dẫn từ ruộng về nhà rồi. Cái quang gánh, cái liềm biến đâu mất hết. Người ta gặt bằng máy, xoẹt xoẹt vài đường là đóng vào bao, chuyển lên xe ba gác đưa về”, ông Nguyễn Xuân Đồi, Trưởng thôn Mai Diêm (Thụy Hà, Thái Thụy, Thái Bình) nói.

Phá nhà tôi là đúng lắm

Căn nhà ngói ba gian của cụ Đỗ Thị Mang (84 tuổi) ở ngõ 21 đã bị phá tan để làm đường trục thôn. Bàn thờ gia tiên cũng phải chuyển sang nhà anh con trai đặt nhờ.

Tưởng cụ Mang xót xa, tiếc của lắm, thế nhưng mỗi lần có người đến hỏi chuyện hiến đất, hiến nhà, những nếp nhăn già nua trên khuôn mặt cụ bỗng giãn ra nhờ nụ cười tươi rói.

“Phá là đúng lắm! Trước nó nằm chềnh ềnh ở đường như cái cổ chai cổ lọ. Bà con đi lại qua đây rất khó khăn. Tôi là đảng viên đầu tiên của xã Thụy Hà mà cảm thấy xấu hổ, ra đường không dám nhìn thẳng mặt mọi người.

Năm 1990, thôn có phong trào mở rộng đường. Đáng lẽ nửa căn nhà của tôi phải dỡ bỏ để con đường nó thẳng. Đất, tôi chẳng tiếc nhưng chết nỗi gia đình nghèo quá, dỡ bỏ thì không còn chỗ nào ở”, cụ Mang chia sẻ.

Chỉ khi có phong trào mở rộng đường thôn, ngõ xóm xây dựng NTM, ước mơ của cụ Mang mới trở thành hiện thực.

Trong các cuộc họp thôn, người dân đồng lòng tự nguyện góp tiền hỗ trợ cụ xây một căn nhà rộng 20 m2 ở vị trí khác để giải phóng mặt bằng. Còn công lao động đã có hàng xóm láng giềng thay phiên nhau giúp.

Khi chúng tôi đến thăm cụ Mang, không khí xây dựng ngôi nhà mới tràn đầy hứng khởi. Phụ nữ chuyển gạch, trộn vữa.

Đàn ông đội sỏi, xách hồ, đổ bê tông. Chân tay người nào người nấy cứ nhanh thoăn thoắt như thể họ được trả thù lao cao ngất ngưởng.

Chị Kim Thanh Hồng, hàng xóm của cụ Mang, bảo: “Bây giờ đất chật người đông. Đường thì bé con con nên đi lại bức bối lắm. Cụ Mang chấp nhận phá cả nhà để dân sướng thì chúng tôi cũng ủng hộ nhiệt tình. Lúa đang thời kỳ làm đòng, nông dân rỗi rãi chẳng có việc nên rủ nhau đến đây làm giúp cụ”.

Ở ngõ 21 còn có thương binh Nguyễn Văn Hoằng phá cả tường bao, gian bếp của gia đình để giải phóng mặt bằng. Những hộ dân khác cũng khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng đường thôn vướng chỗ nào cứ chặt phá chỗ đó, họ sẽ sửa sang, xây mới.

Ông Trưởng thôn Nguyễn Xuân Đồi kể: Nhà nước chỉ hỗ trợ xi măng cứng hoá đường GTNT rộng 3 m nhưng nguyện vọng của nhân dân là phải mở rộng lòng đường lên 5 m theo đúng tiêu chuẩn ngõ đô thị. Đường rộng thì buôn bán mới phát triển, xe chở nông sản mới qua lại được và dân số có đông lên cũng chẳng sợ.

Ngày xưa ở thôn toàn hố xí lộ thiên, người thải ra bao nhiêu thì múc lên ủ phân bón lúa. Bây giờ nhà nào cũng có cầu tiêu tự hoại, xây cái bể ngầm dưới đất cả mấy khối kín mít. Nước bể phốt chẳng biết đẩy đi chỗ nào, đành phải mua đường ống dài loằng ngoằng dẫn ra ao chuôm hoặc rãnh nước không đậy nắp.

Nắng thì bốc mùi hôi thối. Mưa một cái là nước đen kịt đùn lên ô uế. Nên bây giờ phải chừa thêm 1m đất dọc hai bên lề đường để xây cống ngầm dẫn nước thải dân sinh.

Tuyến đường trục thôn nối từ phía đông sang phía tây của thôn trước đây chỉ rộng 3 m đã được bồi trúc lên đến 7m. Hàng chục cột điện cũng phải di chuyển để lấy mặt bằng.

11-32-26_nh-1
Làm đường trục thôn

Ở Mai Diêm, mỗi người dân phải góp 900.000 đồng để làm đường trục thôn. Hỏi, số tiền ấy có lớn không? Ông Đồi bảo tất nhiên là quá lớn, thậm chí là quá sức so với thu nhập của nông dân. Lại hỏi, thế sao dân vẫn đồng tình ủng hộ?

"Khó thì phải ló cái khôn chứ. Chúng tôi không thu “một cục” luôn, mà thỏa thuận với các tổ đấu thầu làm đường (đều là con em địa phương có điều kiện kinh tế) trả dần trong vòng 4 năm. Đó cũng là cách để khoan thư sức dân mà vẫn làm nên việc lớn", ông Đồi nói.

Cho ngõ xóm vay tiền làm đường

Chuyện làm đường trục thôn đã hay, nhưng chuyện làm đường nhánh thôn còn thú vị hơn nữa. Cả thôn có tất thảy 24 ngõ. Ban lãnh đạo giao cho các ngõ quyền tự bàn, tự quyên góp, tự làm và tự hưởng. Không có bất cứ ai bị ép buộc.

Theo quy định của Nhà nước, độ rộng lòng đường nhánh cấp 1 của đường trục thôn phải rộng tối thiểu 2,5 m (nếu không có khả năng giải phóng mặt bằng) đến 3m (nếu có khả năng giải phóng mặt bằng). Nhưng, nhân dân rủ nhau phá tường rào và các công trình nhà ở để nắn đường và đổ bê tông rộng tới 4 m đi cho sướng.

Ngõ 3, thôn Mai Diêm chỉ có 12 hộ nhưng vận động quyên góp từ cán bộ nghỉ hưu và thương binh được hơn 13 triệu đồng bồi trúc mở rộng lòng đường.

Ngõ 10 tập trung nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, chị Lê Thị Mến tự nguyện bỏ hơn 10 triệu đồng ứng vốn để các hộ trong ngõ làm đường, các hộ dân sẽ trả dần trong vòng 3 năm. Chị Nguyễn Thị Mười, ngõ 22, ngoài khoản đóng góp chung còn ủng hộ thêm 6 triệu đồng…

Đường nội đồng đổ bằng trăm tấn thóc

Phong trào xây dựng NTM ở thôn Mai Diêm sôi động ngay từ những năm 2012 (khi ấy Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ xi măng làm đường GTNT), và nó bắt đầu trên những cánh đồng.

Sau khi dồn điền đổi thửa, hàng ngàn khối đất được múc lên để tôn đường giao thông, thuỷ lợi nội đồng. Những con đường đất mới đắp mưa xuống là nhầy nhụa, trơn trườn trượt như bước vào sân băng không có giày chuyên dụng, có chỗ thụt sâu đến cả đầu gối chân. Hộ nào có ruộng ở cuối đồng chỉ còn biết khóc mà vác lúa vì không có loại xe nào tiếp cận được. Trong thôn vốn nuôi nhiều trâu, bò, phân thải dọc đường lốm đốm, không để ý là dẫm phải như chơi.

"Phải làm gì đi chứ! Cứ để thế mãi sao được. Những cuộc họp dân đã diễn ra sôi nổi để đi đến quyết định: Chúng ta phải tự lực cánh sinh để làm thôi. Nếu trông chờ ỉ lại vào nhà nước thì không biết đến khi nào mới tới lượt", ông Đồi nói.

Sau khi bàn luận, tính toán kỹ lưỡng, mỗi sào ruộng dân đóng góp 306.000 đồng để cứng hoá bê tông. Số tiền này được trả làm 3 lần (sau mỗi vụ thu hoạch lúa). Toàn bộ các tuyến đường nội đồng dài 3.500 m của thôn đã được cứng hoá, số tiền đầu tư lên tới 2,7 tỷ đồng.

Năm 2012, thôn Mai Diêm mới bắt đầu triển khai xây dựng NTM nhưng hiện nay thôn đã huy động được 6 tỷ đồng tiền đóng góp của nhân dân, trong đó 2,7 tỷ đồng làm giao thông, thuỷ lợi nội đồng; 3 tỷ đồng làm đường trục thôn và 300 triệu đồng làm các đường nhánh cấp 1. Nhân dân hiến hàng ngàn mét đất để giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình văn hoá cộng đồng. Từ cuối năm 2013 đến nay, thôn đã tiếp nhận khoảng 400 tấn xi măng từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước.

"Người dân quê tôi là những anh hùng trong xây dựng NTM. Người dân quê tôi quá tuyệt vời!", Trưởng thôn Nguyễn Xuân Đồi nói.

Nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 337


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1341369

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74388340