Trong đó, vốn ngân sách thành phố 1.491 tỷ đồng; ngân sách huyện hơn 4.000 tỷ đồng, doanh nghiệp gần 305 tỷ đồng, ngân sách xã gần 400 tỷ đồng, nhân dân đóng góp hơn 426 tỷ đồng... Riêng đối với 19 xã điểm, tổng giá trị khối lượng thực hiện là gần 2.120 tỷ đồng, trong đó tổng kinh phí giải ngân đạt trên 1.32 tỷ đồng.
Đây là một nguồn lực lớn đầu tư cho lĩnh vực “tam nông”, thông qua các dự án phát triển sản xuất, hỗ trợ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn và giải quyết những bức xúc về an sinh xã hội nông thôn (điện, nước sạch, vệ sinh môi trường).
Bưởi Diễn - cây đặc sản của nông nghiệp Hà Nội, đem lại thu nhập cao cho nông dân. |
Trong quá trình xây dựng NTM, đã có một số xã làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia đóng góp xây dựng quê hương như xã Song Phượng (Đan Phượng) đã huy động được trên 71 tỷ đồng cùng hàng nghìn m2 đất để mở rộng đường và hàng nghìn ngày công của dân cư trong xã tham gia xây dựng các công trình phúc lợi của địa phương; tại xã Mai Đình (Sóc Sơn), nhân dân đóng góp gần 6.000m2 đất để mở rộng đường...
Ngoài ra, xã Võng Xuyên (Phúc Thọ) huy động được 14 tỷ đồng; nhân dân xã Phùng Xá (Mỹ Đức) ngoài đóng góp gần 5 tỷ đồng còn hiến 3.660m2 đất để xây kè sông Đáy và mở rộng đường giao thông, mương máng nội đồng; xã Đại Áng (Thanh Trì) huy động đóng góp của nhân dân để xây dựng các công trình phúc lợi với trên 6 tỷ đồng và 727m2 đất; xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm huy động tiền, ngày công xây dựng các công trình phúc lợi trị giá trên 21 tỷ đồng. Huyện Đông Anh đã chỉ đạo và làm tốt công tác đấu giá đất xen kẹt tại 6 xã, tạo nguồn lực xây dựng nông thôn mới được 52 tỷ đồng.
Hải Hà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn