Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam tổ chức tọa đàm về vai trò của Mặt trận trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới. - Ảnh: VGP/Hoàng Lê |
Thông qua sinh hoạt nhân dân tại các khu dân cư, các cán bộ mặt trận đã nêu rõ về chủ trương xây dựng nông thôn mới, lộ trình tiến hành, phần nào nhà nước hỗ trợ, mức hỗ trợ, phần nào cần kêu gọi nhân dân đóng góp với phương châm nhà nước hỗ trợ nhân dân cùng làm để người dân biết, cùng bàn bạc thống nhất quyết định cách tiến hành, thời gian tiến hành… Vì vậy, người dân phấn khởi hăng hái tham gia xây dựng các công trình công ích, công cộng, công trình phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế trên địa bàn. Thời gian qua, các nguồn lực đã được huy động là khá lớn và đem lại hiệu quả đáng kể.
Chia sẻ về sức mạnh của việc tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tham gia xây dựng nông thôn mới, ông Trương Mùi – Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Tam Phước cho biết, đến nay Tam Phước đã đạt 18/19 tiêu chí nông thôn mới, tất cả đều nhờ vào sự đồng lòng chung tay của người dân. Song song với việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong thời kỳ mới, Mặt trận và các tổ chức thành viên xã đã huy động nhân dân hiến trên 153.000m2 đất các loại, hàng chục ngàn cây cối và vật kiến trúc để xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và dân sinh như đường giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi, nhà văn hóa… có giá trị quy bằng tiền lên đến 51,149 tỷ đồng.
Cũng theo ông Trương Mùi, tuyên truyền vận động là cách tốt nhất để người dân phát huy nội lực và phải tuyên truyền liên tục, thường xuyên để mọi nhà, mọi người hiểu đúng về xây dựng nông thôn mới.
Qua 2 năm triển khai thực hiện cuộc vận động, toàn tỉnh Quảng Nam đã vận động người dân đóng góp gần 1 triệu ngày công, hàng trăm tỷ đồng, tham gia làm trên 200km đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, chỉnh trang nhà, vườn…
Ngoài những thành công trong việc vận động nhân dân phát huy sức mạnh nội tại để xây dựng nông thôn mới, tại nhiều địa phương Mặt trận và các hội, đoàn thể đã có nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hay, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đời sống nhân dân và bộ mặt các vùng nông thôn cũng như khu dân cư.
Tại các huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Núi Thành, có các mô hình khu dân cư hài hòa xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường, mô hình ánh sáng đường làng rất thành công tại nhiều xã ở Đại Lộc, các cuộc vận động chỉnh trang nhà vườn, di dời chuồng trại gia súc ra sau nhà ở Phú Ninh, Núi Thành…
Hiện nay, phong trào xây dựng nông thôn mới ở Quảng Nam đang được triển khai mạnh mẽ không chỉ ở 50 xã điểm và huyện điểm Phú Ninh mà nhiều địa phương khác cũng tự lực tiến hành.
Theo bà Trương Thị Lộc, để Mặt trận ngày càng góp sức nhiều hơn trong việc xây dựng nông thôn mới, cần đẩy mạnh không ngừng công tác tuyên truyền, vận động ở cơ sở, ở mọi tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, tuyên truyền gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến trong phong trào cũng như vinh danh, biểu dương, khen thưởng kịp thời để động viên.
Tuy nhiên, việc thiết yếu vẫn là xây dựng kế hoạch thật cụ thể, chi tiết các nội dung lồng ghép của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với 19 tiêu chí nông thôn mới, gắn với các phong trào thi đua của Mặt trận, các hội, đoàn thể.
Ngoài ra, hoạt động ở cơ sở cần bám sát vào kế hoạch từng địa phương, căn cứ tình hình thực tiễn mà chọn những nội dung, tiêu chí phù hợp để triển khai, mỗi hội, đoàn thể lựa chọn tiêu chí thích hợp với chức năng nhiệm vụ của tổ chức mình để đăng ký thức hiện. Cán bộ Mặt trận các cấp thật linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo; điều cần tránh là tiến hành dàn trải, không hiệu quả.
Hoàng Lê
Theo baodientu.chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn