19:37 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đổi thay Quế Phong

Thứ hai - 24/02/2014 23:29
Đã lâu lắm rồi tôi mới trở lại miền biên viễn Quế Phong (Nghệ An) trong tiết trời xuân hoa nở thắm rừng. Ngược theo QL48, chiếc xe ca bắt đầu đến xã Châu Hội là cứ chung chiêng. Đúng là: Xe chạy nghiêng nghiêng triền vách núi/ Lên miền Tây vời vợi nghìn trùng. Anh bạn ngồi cạnh tôi cao hứng: Ngược nguồn heo hút Quế Phong/ Nhưng khi đến đó lòng không muốn về.

Còn nhớ cách đây chưa lâu, khi tôi đến vùng biên này viết về cây quế, anh Văn - Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Quế Phong (nay là Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt) đã dẫn tôi đến nhiều thôn bản để tìm hiểu thêm về cuộc sống của người dân. Cây quế ngày đó phát triển mạnh lắm nhưng khốn nỗi không có đầu ra ổn định nên dân bản chỉ biết chặt cành tách vỏ bán cho tư thương.

Dẫu vậy, thu nhập của dân trồng quế vẫn không đủ mua gạo. Chiều buồn trong rừng thẳm, chúng tôi cứ mãi lang thang trên những thảm lá quế vàng rơi dày thê thảm. Tối, tôi đến bản Đỏn Cớn để định ngủ qua đêm, nhưng già làng đã dẫn vào một ngôi nhà sàn rất to rồi cất tiếng gọi: Chủ nhà ơi/ Vò rượi cần đen để ba năm chín tháng/Khách xa đến chưa mời/ Bà con gần chưa uống/ Hãy đưa ra ta uống cùng.


Tiếng khèn người mùa xuân ở bản Mông

Anh Lang Văn Thọ ở xã Mường Noọc đi cùng tôi bảo: Đấy là thơ của Sầm Nga Di, anh Di người Quế Phong là giáo viên dạy cấp ba của huyện, lại chuyên viết thơ về cuộc sống của đồng bào miền núi nên ở đây hầu như già làng nào cũng thuộc thơ của anh. Phong tục tập quán ở đây rất mến khách, trong điều kiện kinh tế dù có khó khăn đến đâu đi chăng nữa, nhưng rượu cần cất ủ để chờ mời khách không thể nào thiếu được. Bởi vậy trong cuộc rượu này nhất thiết ta phải hòa đồng.

Đêm ấy vì quá vui nên tôi say khướt, phải ngả nghiêng lăn lộn mấy vòng. Sáng mai ra, cô Hạnh chủ nhà nở một nụ cười tươi: Cán bộ đến với bản mà thật lòng như vậy là ai cũng vui lắm đó…

Đến Quế Phong lần này tôi lại hỏi thăm về cây quế. Anh Lang Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện, bảo: Cây quế phải trồng đến 20 năm trở lên mới cho tinh dầu từ vỏ. Trước đây cây quế ở Quế Phong bạt ngàn, nhưng rồi đầu ra không có nên huyện đã nhất quyết chỉ đạo nhân dân phải chặt bỏ để chuyển đổi cây trồng. Trong đó hiệu quả thiết thực nhất là cây chanh leo cao sản.

Xuất phát từ mô hình ở xã Tri Lễ, năm ngoái huyện đã nhân rộng ra các xã lân cận trồng được 28,5 ha, đến cuối năm mỗi ha chanh leo đã cho thu nhập từ 350 - 400 triệu đồng. Phát huy lợi thế này, hiện tỉnh và huyện đang chỉ đạo nhân dân các xã giáp biên giới Việt - Lào gồm: Tri Lễ, Nậm Nhoóng, Nậm Giải trồng tiếp thêm 900 ha chanh leo nữa.

Đối với cây lúa nước, trước đây ruộng đồng manh mún, tập tục SX của bà con lạc hậu nên mỗi vụ chỉ thu được 1,5 - 2 tạ/sào (500 m2). Nay huyện đã tập trung tuyên truyền bằng hình thức xây dựng các mô hình SX tiên tiến để cho dân bản ở các xã cùng học tập.

Theo đó huyện còn hỗ trợ nông dân mua 55 máy cày đa chức năng để đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng. Vậy nên đến nay diện tích lúa nước mỗi vụ toàn huyện gieo cấy được 2.200 ha. Trong đó gần 80% số diện tích được gieo cấy bằng các giống lúa lai cao sản, và chăm sóc bằng việc bón phân viên dúi sâu. Nhờ vậy năng suất lúa mỗi vụ đều đạt 65 - 70 tạ/ha. Tính ra, hằng năm mỗi nhân khẩu đã đạt 390 kg lương thực.

Không những thế, Quế Phong còn là địa danh nổi tiếng về vịt bầu. Với lợi thế địa hình miền núi cao, dân bản nào cũng ở bên khe suối nên nhà ai cũng nuôi vịt bầu. Vịt bầu Quế Phong là đặc sản ẩm thực ngon nhất so với cả nước, bởi giống này chỉ thích nghi với môi trường ngụp lặn trong khe suối ở đồi núi cao để tìm kiếm thức ăn như tép tôm, cua, ốc và khoáng sản.

Thịt vịt bầu Quế Phong không thể nào đánh tráo, dối lừa người tiêu dùng được, bởi ngoài vị thơm ngon rất đặc trưng của nó thì khi giết mổ, nếu ta kiểm tra tỉ mỉ thế nào cũng tìm thấy ít nhiều mảnh vàng cám trong diều của chúng.

Chuyện trước đây người dân ở xã Mường Noọc khi thịt vịt đã thấy một viên vàng nặng gần một chỉ ở trong diều của nó là có thật, chứ không phải nhân cách hóa hoang đường. Vì bất luận khe suối nào ở Quế Phong cũng đều có khoáng sản vàng. Giá vịt bầu ở đây cao đến 250 - 300 nghìn đồng/kg nên đã đem đến cho người dân một nguồn thu rất khá.

Những ngày ở Quế Phong, tôi còn được lãnh đạo huyện đưa đi tham quan các khu rừng nghèo kiệt đã và đang được chuyển đổi để trồng cây cao su. Đứng trên dải núi cao Pù Mai thuộc lâm phần của xã Tiền Phong, Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty CP Đầu tư phát triển Cao su Nghệ An Phạm Trung Thái cho biết:

- Thực hiện quyết định của UBND tỉnh Nghệ An về việc phát triển kinh tế ở Quế Phong, hiện Cty đang triển khai dự án trồng 3.089 ha cây cao su ở lâm phần thuộc các xã Hạnh Dịch, Quế Sơn, Tiền Phong và Mường Noọc. Tất cả số diện tích này tập trung chủ yếu ở đất trống đồi núi trọc và đất rừng ở trạng thái nghèo kiệt. Để thực hiện dự án này, Cty Cao su Nghệ An sẽ tuyển dụng từ 1.500 - 2.000 công nhân là người địa phương vào làm việc, ngoài ra hằng năm Cty còn sử dụng lao động hợp đồng thời vụ thêm 1.000 người nữa.

Ông Thái bảo: Năm ngoái, Nông trường Cao su Quế Phong (thuộc Cty Cao su Nghệ An) đã giao cho 52 công nhân nhận khoán, trồng được 250,3 ha cao su và sử dụng 500 người địa phương đi khai hoang, san hạ mặt bằng đồi núi và đào hố trồng cao su, mức lương Nông trường đã chi trả cho người lao động trên 5 triệu đồng/người/tháng.

Ông Lương Hiến Chương, Bí thư Đảng ủy xã Tiền Phong, khi tiếp tôi tại trụ sở bảo: Quế Phong bây giờ đổi thay nhiều lắm. Riêng xã Tiền Phong có 2.351 hộ với 10.564 nhân khẩu, trong đó người dân tộc Thái và Khơ Mú chiếm trên 90%. Trước đây vì nghèo khổ nên trai làng phải đi làm thuê ở trong miền Nam, còn gái bản thì đi xuống vùng biển Diễn Châu, Quỳnh Lưu và TP. Vinh để làm cho các Cty.

Thế nhưng mấy năm nay thì họ đã về bản hết cả rồi. Thanh niên ở các bản bây giờ có tổ chức vui lắm. Đêm đến họ còn hát văn nghệ để lồng ghép tuyên truyền cho dân trồng cây lúa mới, và đi cày bằng máy đa chức năng. Chăn nuôi thì Đoàn Thanh niên đã đưa con lợn đen, gà ác và dê về cho bản.

Giao thông nông thôn bây giờ cũng đã được làm khang trang sạch sẽ. Còn nói về cây cao su thì xã Tiền Phong cũng đã bàn giao cho Nông trường được 1.522 ha đất. Theo đó, sắp tới huyện sẽ tuyển dụng hết số lao động của xã vào làm việc tại Nông trường Quế Phong. Như vậy là các bản, ai cũng thấy vui trong bụng…

 

Cuối tuần, dẫu chưa đi hết các bản làng xa xôi miền biên viễn, nhưng tôi vẫn phải trở lại trung tâm thị trấn để thăm chợ và mua hàng về xuôi. Vui, vì mới sáng mai ra nhưng Quế Phong đã rộn rã tiếng khèn của con gái, con trai đang xập xòe giữa chợ.

Tôi nhớ, khi đến phiên chợ này anh Hồ Hồng Tuyến đã viết: Người Mèo vào chợ vòng bạc lanh canh/ Người Thái người Thanh váy hoa sặc sỡ/ Trai Tày Hạy đa sầu đa nhớ/ Vào chợ rồi kèn lá vẫn trên môi…

Chợ Quế Phong nay sầm uất các nguồn hàng cùng đặc sản của núi rừng nhiều vô kể. Và, duyên tình thì cứ níu mãi khách miền xa.

Hồ Quang
Theo nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 366


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 995811

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71223126