Sau 5 năm (2011-2015) thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn, huyện Đức Thọ đã đạt được kết quả khá toàn diện, vững chắc. Đến nay, toàn huyện có 7/27 xã đạt chuẩn NTM, không còn xã dưới 9 tiêu chí.
Trên cơ sở những kết quả đạt được và những tiền năng, lợi thế, Đức Thọ xây dựng “Đề án huyện Đức Thọ đạt chuẩn Nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020” với các mục tiêu cụ thể: năm 2016, có 4 xã về đích; năm 2017, có 5 xã về đích; năm 2018, có 5 xã về đích; năm 2019 - 2020, có 6 xã về đích.
Ông Võ Công Hàm - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ phát biểu tại buổi làm việc
Để hoàn thành mục tiêu trên, đề án đã đặt ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện 5 nhóm tiêu chí và 9 tiêu chí đạt chuẩn huyện NTM. Đặc biệt, đề án tập trung đánh giá, phân tích và có những giải pháp tổ chức, thực hiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, trong đó chú trọng thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng tiếp tục chuyển đổi, tích tụ ruộng đất để khai thác tối đa mọi tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái; tập trung sản xuất các sản phẩm chủ lực theo vùng; đẩy mạnh liên kết hóa, doanh nghiệp hóa trong tất cả các khâu từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo hướng phát trển các sản phẩm chủ lực theo 4 vùng sinh thái của huyện.
Phó chánh Văn phòng NTM tỉnh Ngô Đình Long: Đề án cần làm rõ hơn những nội dung nào xã làm, huyện làm; giải pháp nguồn lực chưa cụ thể.
Theo dự toán, tổng nguồn vốn xây dựng huyện đạt chuẩn NTM khoảng 1.169 tỷ đồng. Để huy động được nguồn lực này, ngoài nguồn vốn ngân sách trung ương, lồng ghép các dự án, huy động từ người dân, doanh nghiệp, xã hội hóa..., Đức Thọ đề nghị UBND tỉnh cho hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù như: Sau khi trừ đi chi phí lập quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bồi thường GPMB dự án, số còn lại đề nghị ngân sách huyện hưởng 100%. Đối với số vượt thu tiền đất theo kế hoạch giao của tỉnh hàng năm (theo kế hoạch giao huyện thu) được điều tiết lại 100% cho huyện để đầu tư xây dựng nông thôn mới. Những lô đất giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý thì đề nghị ngân sách huyện hưởng 50%.
Giám đốc Sở Giao thông vận tải Lương Phan Kỳ: Mặc dù những năm qua, Đức Thọ đạt rất nhiều kết quả tích cực trong làm GTNT. Tuy nhiên, khối lượng còn lại để đạt chuẩn còn khá lớn (132,9km), vì vậy, cần có giải pháp huy động nguồn lực một cách căn cơ, cụ thể để đạt tiêu chí giao thông.
Tại cuộc họp, đại diện các sở, ngành tập trung góp ý, phân tích về các giải pháp huy động nguồn lực để thực hiện 5 nhóm tiêu chí và 9 tiêu chí đạt chuẩn huyện NTM, trong đó nhóm tiêu chí hạ tầng - kinh tế xã hội đòi hỏi nguồn lực lớn.
Theo các đại biểu, việc trông chờ từ nguồn lực ngân sách trung ương, tỉnh trong giai đoạn này là rất khó khăn, huyện cần có giải pháp căn cơ, cụ thể, chủ động trong huy động nội lực.
Phó Giám đốc Sở VH TTDL Nguyễn Văn Hạnh: Để huy động được 99 tỷ hoàn thiện cơ sở vật chất văn hóa thì tỉnh phải có cơ chế đặc thù như để lại 100% tiền thu từ đất cho địa phương.
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn ghi nhận cấp ủy, chính quyền các cấp ở Đức Thọ đã quyết tâm, đồng thuận cao; triển khai xây dựng đề án huyện NTM khá cụ thể, chi tiết, đặc biệt các giải pháp, tổ chức thực hiện tương đối rõ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, để thực hiện đề án, ngoài đảm bảo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, huyện cần tính toán, xem xét căn cơ việc huy động được nguồn lực thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng. Trong huy động nguồn lực, cần chú trọng xã hội hóa tối đa. Trong xây dựng cơ bản, phải đảm bảo cân đối tài chính, không nợ đọng.
Theo dự toán, tổng nguồn vốn xây dựng huyện đạt chuẩn NTM khoảng 1.169 tỷ đồng, trong đó, nguồn ngân sách trung ương: 170,8 tỷ, ngân sách tỉnh: 106,5 tỷ, ngân sách huyện: 102,6 tỷ, ngân sách xã: 61,8 tỷ, nguồn huy động nhân dân: 270 tỷ, thu hút đầu tư doanh nghiệp, xã hội hóa: 67 tỷ. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn