20:03 EDT Thứ năm, 31/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giá trị của “sức mạnh mềm” trong xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 18/03/2013 21:58
Thời điểm này, chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đã được triển khai rộng khắp ở các địa phương trên cả nước. Dù còn đối mặt với nhiều khó khăn, nhiều tiêu chí chưa hoàn thành nhưng về cơ bản, chương trình đã mang lại nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Trong thành công chung đó của các địa phương, vai trò của lực lượng phụ nữ là không thể phủ nhận. “Hoa đồng nội” ngát hương

“Trong “bảng vàng” thành tích XDNTM, ngoài việc vinh danh sự vào cuộc khẩn trương, tích cực của các cấp chính quyền, các bộ ngành liên quan, chúng ta còn phải ghi nhận công sức, sự đóng góp lớn lao của chị em phụ nữ khắp các địa phương trong cả nước. Chính họ, với sự nhiệt thành, tháo vát đã tham gia - bằng nhiều hình thức - vào chương trình XDNTM và là một trong những nhân tố chính góp phần tạo nên thành công bước đầu của chương trình này”, ông Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, cố vấn Ban chỉ đạo chương trình XDNTM khẳng định.

Phụ nữ, đặc biệt là các mẹ, các chị ở vùng sâu, vùng xa XDNTM không chỉ bằng cách chăm lo phát triển kinh tế gia đình ngày một khấm khá hơn mà còn tham gia vào các hội, đoàn thể để cùng hỗ trợ nhau xây dựng đời sống mới. Những đóa hoa đồng nội này đã tỏa hương âm thầm nhưng lại vô cùng hữu ích cho đời sống.

Bà Trần Thị Lộc, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn cho biết, Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn khóa VII, nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã xác định khâu đột phá là “Hỗ trợ hộ nghèo do hội viên phụ nữ đứng chủ thoát nghèo”. Theo đó, đưa ra 9 chỉ tiêu cơ bản, trong đó có 4 chỉ tiêu tập trung vào XDNTM. Cụ thể: tuyên truyền, vận động phụ nữ chung sức XDNTM; giúp đỡ hội viên nghèo phát triển kinh tế để thoát nghèo; khai thác các nguồn vốn vay và dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ... Để thực hiện hiệu quả, Hội Phụ nữ các cấp đã xây dựng chương trình cụ thể, lựa chọn mô hình điểm về XDNTM tại thôn Nà Càng, xã Phương Viên (huyện Chợ Đồn); tổ chức đoàn cán bộ đi tham quan một số mô hình điểm ở các tỉnh bạn; hướng dẫn hội viên cách ủ phân vi sinh và xây dựng một số mô hình chăn nuôi, trồng trọt; tổ chức hội thảo về XDNTM...

Để từng bước xóa nghèo, các cấp Hội đã đẩy mạnh phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” và mô hình “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”; hỗ trợ hội viên phụ nữ nghèo vay vốn; thành lập các câu lạc bộ “Sinh kế và quyền phụ nữ”, các nhóm sở thích; tổ chức tham quan các mô hình điểm trong và ngoài tỉnh; thăm và tặng quà gia đình hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… Song song đó, để hoàn thành tiêu chí giao thông trong XDNTM, phụ nữ Bắc Kạn đã tích cực phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm; tích cực tham gia làm đường giao thông liên thôn, liên xã, đường vào các khu kinh tế. Đến nay, ở các địa phương đã xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong phong trào hiến đất làm đường giao thông, tiêu biểu như chị Lường Thị Oanh (huyện Chợ Mới) hiến trên 1.000m2 đất...

Ở Hà Nam, vai trò tích cực và quan trọng của các cấp Hội Phụ nữ trong việc phối hợp với các ban ngành, đoàn thể thực hiện XDNTM tại địa phương cũng ngày càng rõ nét. Cụ thể hơn, các cấp Hội đã gắn tiêu chí XDNTM với chỉ tiêu của Hội với mục đích là thông qua các phong trào thi đua của Hội, địa phương huy động sự tham gia tích cực của toàn thể hội viên. Mặt khác, các cấp Hội còn tích cực vận động cán bộ, hội viên gương mẫu tham gia đóng góp công sức, trí tuệ, tiền của để xây dựng, tu sửa, nâng cấp hệ thống đường giao thông thôn xóm, các công trình nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, xử lý môi trường… bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng. Đến thời điểm này, các địa phương đã cụ thể hóa những nội dung thực hiện bằng các chỉ tiêu: 100% cơ sở Hội đăng ký giúp phụ nữ thoát nghèo có địa chỉ, góp phần thực hiện các chỉ tiêu giảm nghèo; 100% Hội Phụ nữ các xã, thị trấn phát động cuộc vận động “5 không, 3 sạch” (không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không sinh con thứ 3 trở lên, không có con bỏ học và suy dinh dưỡng, không có bạo lực gia đình; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ); 100% cơ sở Hội có công trình, phần việc tham gia XDNTM, có câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, duy trì hiệu quả hoạt động tủ sách phụ nữ; 100% cơ sở Hội phấn đấu đạt vững mạnh và vững mạnh xuất sắc. Nhờ công tác tuyên truyền vận động được đẩy mạnh và theo hướng trọng tâm nên đến nay, tại xã Bắc Lý (huyện Lý Nhân), 38 hộ hội viên đã đăng ký hiến đất, phá tường rào, cổng ngõ, mở rộng đường giao thông thôn xóm với diện tích hàng trăm mét vuông.

Tại Đồng Nai, phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế phát triển sâu rộng và ngày càng có sức lan tỏa trong cộng đồng. Trước đây, gia đình chị Huỳnh Thị Thu (ấp Bình Hòa, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc) là hộ nghèo. Từ khi được Hội Phụ nữ xã xét cho vay chương trình hộ nghèo với số vốn 15 triệu đồng, chị đầu tư vào việc trồng rau, lúa. Từ chỗ trồng rau bán lẻ, bây giờ chị đã trở thành chủ vựa thu gom rau của nhiều chị em khác mang đi bỏ mối… Hiện, gia đình chị Thu đã thoát nghèo, có của ăn của để, các con được học hành đến nơi đến chốn.

Gia đình chị Nguyễn Thị Hương (ấp Suối Quýt, xã Cẩm Đường, huyện Long Thành) cũng là hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ được vay vốn ủy thác chăn nuôi heo. Từ vài con heo ban đầu, đến nay, đàn heo của gia đình chị đã có hàng trăm con. Nhờ có kinh nghiệm nuôi heo nhiều năm nên đàn heo của chị luôn cho thu nhập ổn định. Vì thế, không chỉ ổn định kinh tế gia đình, chị còn hỗ trợ nhiều chị em khác vay vốn với lãi suất thấp…

Mục tiêu Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh đề ra trong thực hiện chương trình xây dựng NTM là: 100% cán bộ, hội viên, phụ nữ được tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết 01/NQ-TU; 100% cơ sở hội triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”; hàng năm 95% số cơ sở hội trở lên đạt xuất sắc và vững mạnh; mỗi cơ sở hội nhận giúp thoát nghèo có địa chỉ ít nhất 1-2 hộ phụ nữ, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa ít nhất 1 “mái ấm tình thương” cho phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vùng nông thôn…

Thực hiện chương trình xây dựng NTM, toàn tỉnh còn xây dựng được 20 mô hình phụ nữ phát triển kinh tế. Từ các mô hình đã giúp nhiều hội viên, phụ nữ thoát nghèo và làm giàu. Hội đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, vận động chị em hiến đất xây dựng các công trình nhà văn hoá, trường học, đường dân sinh; xây dựng mô hình phụ nữ bảo vệ môi trường đạt nhiều kết quả như: “Tổ phụ nữ thu gom rác thải”, “Đường phố xanh - sạch - đẹp”, “Khu phố xanh - sạch - đẹp - văn minh”; các phong trào “Ngày thứ sáu vì môi trường”, “Ngày thứ bảy, chủ nhật xanh”…

Vai trò không thể thay thế

Ông Lê Thiết Cương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, Thư ký Ban chỉ đạo Chương trình XDNTM TP. Hà Nội cũng đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong quá trình XDNTM ở Thủ đô. “Hội phụ nữ các huyện Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn và khắp các địa phương của Hà Nội đang từng ngày, từng giờ góp công sức vào sự nghiệp XDNTM. Sự đóng góp của họ không phải được đo đếm bằng bao nhiêu kilômét đường nhựa, bao nhiêu kênh mương được kiên cố hóa, mà là ở mỗi mái nhà bình yên. Ví như, các chị, các mẹ miệt mài lao động từ đồng vốn nhỏ bé được vay để nâng cao kinh tế gia đình; hỗ trợ nhau thoát nghèo từ việc cho vay vốn lãi suất thấp, đầu tư cây, con giống ban đầu,… Chúng tôi ghi nhận công sức, mồ hôi của họ ở từng thửa ruộng xanh tốt, từng cánh đồng màu trù phú, từng vạt hoa tươi thắm… NTM là ở sự ấm no được cải thiện từng ngày như thế”, ông Cương chia sẻ.

Trong quá trình XDNTM, vai trò không thể thay thế của phụ nữ lại được thể hiện sâu sắc và rõ nét nhất ở những “phân khúc” mà “phái mạnh” khó đảm nhiệm. Ví như việc tuyên truyền vận động lẫn nhau cùng hiến đất làm đường, tặng ngày công dọn vệ sinh thôn xóm, góp vốn để giúp nhau gây dựng mở rộng mô hình sản xuất,… Những công việc có thể không cần nhiều đến sức khỏe, đến sự dẻo dai, nhưng nhất định phải xuất phát từ sự kiên trì, chịu thương chịu khó, tảo tần - những đức tính và phẩm chất quý báu muôn đời của người phụ nữ Việt Nam.

Hơn 2 năm Chương trình XDNTM đi vào đời sống - cũng chừng ấy thời gian toàn xã hội chứng kiến và ghi nhận những đóng góp quý giá của phụ nữ vào công cuộc cần phải huy động rất nhiều nguồn lực này. Chặng đường phía trước còn khá dài để các xã NTM cán đích 19 tiêu chí và hoàn thiện hình ảnh một nông thôn Việt Nam mới: khang trang, no ấm, bình yên; cũng vì thế, nhiệm vụ của các chị, các mẹ ở các vùng quê trên khắp đất nước còn rất nặng nề… Có thể chẳng có hoa hồng vinh danh, chẳng có sự ghi nhận bằng tấm “mề đay” danh giá, nhưng với bản thân họ, sự đóng góp âm thầm này cũng có thể là một niềm hạnh phúc!

Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lần thứ XI khẳng định:Chiếm 50,1% lực lượng lao động ở khu vực nông thôn, phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và XDNTM, góp phần vào mục tiêu phát triển nông nghiệp, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

 Nguồn: Báo Kinh tế nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 174

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 163


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1579699

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70237288