00:38 EDT Thứ năm, 09/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Nội: Bài toán cho việc xã hội hóa xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 05/10/2012 08:33
Mới đây, khi phương tiện thông tin đại chúng phản ánh những vấn đề bức xúc của người dân nông thôn về môi trường, xã hội, việc làm... nhiều người mới nhận ra rằng việc xây dựng nông thôn mới (NTM) là vô cùng cần thiết.

 

Nhưng để doanh nghiệp cùng người dân chung tay với Nhà nước xây dựng NTM là vấn đề còn nhiều nan giải.

Tiến độ các dự án rất chậm

Chương  trình xây dựng thí điểm mô hình NTM trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, được triển khai thực hiện theo Kết luận của Bộ Chính trị và Ban Bí thư về Đề án “Xây dựng thí điểm mô hình NTM”. Qua hơn 2 năm triển khai, chương trình xây dựng NTM cần nguồn vốn rất lớn, trong khi nguồn lực của Nhà nước và các DN, nhân dân có hạn nên tiến độ triển khai các dự án rất chậm, một số nội dung không có kinh phí riêng như phát triển sản xuất. Tổng hợp 11 xã điểm của Trung ương, tổng số vốn đến tháng 12-2010 lũy kế là 940,1 tỉ đồng, bình quân 1 xã là 85,4 tỉ đồng. Các công trình xây dựng NTM các xã điểm phần lớn nhờ nguồn lực của Trung ương hỗ trợ (40%), ngân sách địa phương và của dân cư không đáng kể (12,4%) vốn DN còn quá ít (8,9%)...

Tại Hà Nội, đến nay có 19/19 huyện, thị xã đã thực hiện khảo sát, lập đề án xây dựng NTM cấp huyện; 325 xã đã lập xong đề án xây dựng NTM cấp xã. Các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm đã phê duyệt đề án NTM cho 100% số xã trên địa bàn. Bên cạnh đó, 255 xã đã lập xong quy hoạch, 150 xã đang tiến hành triển khai. Nhiều huyện làm tốt công tác quy hoạch như Mê Linh, Phú Xuyên, Phúc Thọ… Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban chỉ đạo Chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM Hà Nội tiến độ lập quy hoạch ở các huyện vẫn chậm so với kế hoạch; nguồn lực chủ yếu vẫn dựa vào Nhà nước, việc huy động đóng góp của nhân dân và DN còn hạn chế.

Trồng rau sạch ở huyện Đông Anh, Hà Nội

Ông Trịnh Thế Khiết, Chủ tịch Hội Nông dân Tp. Hà Nội nhận xét: Chính sách tam nông của Đảng, Nhà nước được cụ thể hóa bằng đề án xây dựng NTM, phát huy nội lực của địa phương mà nội lực ở đây là sức dân, lòng dân. Từ xã điểm đầu tiên của thành phố là xã Thụy Hương (Chương Mỹ), thành phố nhân rộng ra ba xã tiếp theo: Song Phượng (Đan Phượng), Đại Áng (Thanh Trì), Mai Đình (Sóc Sơn), từ đó tiếp tục đồng bộ triển khai trên địa bàn các huyện để phấn đấu đến năm 2015, Hà Nội có 40% địa phương sẽ cơ bản hoàn thành xây dựng NTM.

Vốn DN mới đạt 3%

Phần lớn nguồn vốn xây dựng NTM tại Hà Nội, lấy từ ngân sách trong khi sự tham gia đóng góp của  DN, nhân dân rất hạn chế. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM Hà Nội, tính đến hết 30-6-2011, nguồn kinh phí bố trí thực hiện đề án xây dựng NTM tại 19 xã điểm trên địa bàn thành phố là 771.066 triệu đồng. Trong đó vốn ngân sách (Trung ương, thành phố, huyện, xã) và lồng ghép đạt 719.257 triệu đồng, chiếm tới 93,2%. Còn lại, vốn do nhân dân đóng góp chỉ đạt 27.476 triệu đồng (3,5%), vốn DN 23.502 triệu đồng (3%), vốn xã hội hóa 831 triệu đồng (0,1%).

Việc huy động vốn từ nhân dân, các DN để xây dựng, phát triển NTM không dễ dàng như trong suy nghĩ của nhiều người. Hiện tại, nhiều dự án của địa phương còn đang dở dang, ngay như việc làm đường giao thông cũng vậy, cứ đào lên rồi lại lấp xuống mà làm mãi không xong vì thiếu nguồn vốn. Ngay như các huyện Đông Anh, Gia Lâm - Hà Nội quy hoạch xong nhưng vẫn chưa triển khai thực hiện được nhiều vì chưa có kinh phí. Trong khi đó, chủ trương xây dựng NTM là Nhà nước hỗ trợ, DN đầu tư và nhân dân đóng góp. Ở nhiều nơi, người dân đã tình nguyện hiến đất để làm đường. Đơn cử như tại xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, khi xây dựng NTM, người dân hiến hơn 3.000m2 đất.

Xung quanh vấn đề thực hiện đề án NTM, nhiều chuyên gia cho rằng: Hà Nội đã xây dựng được các mô hình NTM tốt, đã quan tâm bố trí kinh phí và huy động được các nguồn lực… Nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, Hà Nội cũng còn một số tồn tại như: quy hoạch chậm, các dự án nông nghiệp triển khai chậm, công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao, tiến độ thực hiện ở một số xã còn chậm… Do vậy, trong thời gian tới, Hà Nội cần tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn công tác quy hoạch và xây dựng đề án. Để huy động được nguồn vốn, Tp. Hà Nội nên lồng ghép các chương trình, tổng hợp các nguồn vốn trên địa bàn. Đồng thời, chúng ta cần tạo điều kiện cho các DN đầu tư xây dựng NTM theo hình thức BT.

Tùng Lâm
Theo congly.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 159


Hôm nayHôm nay : 18823

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 448759

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60770716