08:31 EDT Thứ bảy, 18/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lấy dân làm gốc đề xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 17/01/2014 10:42

Thanh Chương là một huyện miền núi có 40 xã, thị trấn, dân số gần 25 vạn người, nhân dân ở đây rất cần cù, chịu thương chịu khó… Trong các cuộc kháng chiến, nhân dân Thanh Chương luôn nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết đồng lòng cùng dân tộc chống giặc ngoại xâm. Sau những năm đất nước hoàn toàn thống nhất, người dân Thanh Chương cùng nhau đoàn kết xây dựng quê hương giàu đẹp. Sau hơn 2 năm nỗ lực phấn đấu, công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Thanh Chương đã có những chuyển biến tích cực, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống người dân từng bước được cải thiện.

Sau khi phát động, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã thu hút được đông đảo người dân tham gia, làm dấy lên được phong trào toàn dân cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Tất cả các địa phương trong huyện đều nhanh chóng triển khai kế hoạch của cấp trên với phương châm: “Xây dựng nông thôn mới là phục vụ cho chính người dân, là sự nghiệp của dân, do dân làm”. Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới, nhiều hộ gia đình đã tự nguyện hiến đất, hiến tài sản, đóng góp ngày công nhằm đẩy nhanh việc hoàn thành các tiêu chí của NTM…Điển hình như gia đình ông Phạm Bá Sỹ ở thôn 9 xã Ngọc Sơn đã hiến đất để xây dựng một tuyến đường cấp phối dài 400 m rộng 9 m, trị giá 300 triệu đồng; gia đình ông Lê Doãn Nhiêm ở thôn 1 xã Thanh Dương hiến đất và tài sản trị giá 60 triệu đồng; gia đình ông Ngô Thế Bình ở thôn Hùng Thịnh xã Thanh Khai đã hiến đất, tài sản trị giá hơn 54 triệu đồng…. Ngoài ra, con em địa phương đi làm ăn xa cũng có những đóng góp tiền của rất lớn, điển hình như ông Võ Văn Minh xã Phong Thịnh (hiện đang công tác tại Hà Nội) ủng hộ xã hơn 3 tỷ đồng làm 3 km đường bê tông đạt chuẩn, hiện tại đang xây dựng tiếp 3 km đường bê tông trị giá khoảng 3 tỷ đồng…

Toàn cảnh những thủa ruộng sau chuyển đổi ruộng đất xây dụng NTM xã Thanh Ngọc huyện Thanh Chương.

Trong 39 xã của huyện thực hiện xây dựng nông thôn mới, điển hình có xã Thanh Lĩnh đến nay đã thực hiện được 14/19 tiêu chí và xã Thanh Giang 11/19 tiêu chí. Các xã còn lại đều đã thực hiện được trên 4 tiêu chí, trong đó chủ yếu tập trung vào các tiêu chí như: xây dựng cơ sở hạ tầng, trụ sở, trường học và các mô hình phát triển sản xuất.

Về công tác làm giao thông nông thôn, đến nay huyện đã mở mới được 32,48 km; đã tổ chức nắn, chỉnh, mở rộng được 329,56 km nền đường. Hệ thống đường giao thông nội đồng đã mở mới được 205,43 km; nắn, chỉnh mở rộng 714,92 km nền đường, 78,89 km kênh, mương; đào đắp 3.092.454 m2 giao thông thủy lợi. Toàn huyện đã có 4 xã (Thanh Lĩnh, Thanh Giang, Thanh Hưng, Ngọc Sơn) đăng ký làm đường giao thông bằng xi măng, đến nay đã làm được 20 km.

Phong trào huy động nội lực góp phần xây dựng các nhà văn hóa khối xóm và nhà văn hóa xã được nhiều địa phương triển khai và có những kết quả thiết thực. Tiêu biểu như: xã Thanh Khê, Thanh Giang xây dựng trụ sở làm việc; xã Thanh Lương, Thanh Đức xây dựng nhà văn hóa. Thời gian qua, các địa phương cũng đã tích cực tham gia tu bổ, sửa chữa và xây dựng các phòng học, công trình phụ trợ cho các trường học. Kết quả đã xây được 30 phòng học. Cụ thể, điển hình như xã Thanh Mai xây 10 phòng học cho trường Tiểu học, xã Thanh Tường xây 4 phòng học cho trường Mầm non, xã Thanh Chi xây 8 phòng học cho trường Mầm non, xã Thanh Hưng cũng xây 8 phòng học cho trường Mầm non.

Công tác xây dựng mô hình phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Tính đến nay, huyện đã xây dựng được 10 mô hình, mỗi mô hình có kinh phí 50 triệu đồng. Các mô hình được xây dựng phải dựa vào điều kiện cụ thể của địa phương. Xã Cát Văn, Thanh Ngọc chọn mô hình chăn nuôi gà hướng thịt, xã Thanh Văn chọn mô hình cây khoai tây, Thanh Lĩnh, Ngọc Sơn, Đồng Văn, Thanh Giang chọn mô hình trồng rau (xu hào, bắp cải, đậu, ớt…). Thông qua các mô hình này, nhận thức của người dân về sản xuất hàng hóa cơ bản đã thay đổi, đời sống của người dân được cải thiện.

Những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tiếp tục khẳng định vai trò cũng như tầm quan trọng của hệ thống chính trị, trong đó vai trò quan trong vẫn là sức đóng góp của nhân dân. Để phát huy hơn nữa trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội nói chung, xây dựng NTM nói riêng cần phải có sự tham gia, phối hợp mạnh mẽ hơn nữa của cả hệ thống chính trị, cấp ủy chính quyền các cấp, đặc biệt là sự tham gia của toàn thể nhân dân. Tin rằng với những nỗ lực, cố gắng không ngừng, trong chặng đường tiếp theo huyện Thanh Chương sẽ làm tốt hơn nữa công tác xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần làm cho huyện nhà ngày một phát triển và đi lên./.

Văn Lý
Theo nghean.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 272

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 268


Hôm nayHôm nay : 49742

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 947990

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61269947