04:22 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lên rừng xuống biển xem thanh niên Hà Tĩnh làm kinh tế

Thứ năm - 05/04/2012 22:33
Những năm gần đây, trên địa bàn Hà Tĩnh, mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ ngày một nhiều thêm. Với khát vọng vươn lên làm giàu, được sự quan tâm của các cấp bộ đoàn, nhiều đoàn viên thanh niên đã tìm cách lập thân, lập nghiệp, tỏ rõ bản lĩnh bằng sự năng động, sáng tạo của mình trong phát triển kinh tế, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới khắp mọi miền quê Hà Tĩnh.

Bản lĩnh của những nhân tố điển hình

Ven quốc lộ 15A thuộc địa bàn xã Phú Lộc, huyện Can Lộc có một trang trại rộng 8ha. Chủ nhân của nó là anh Nguyễn Văn Tuấn, mới bước sang tuổi 30. Hỏi chuyện, tôi khá bất ngờ khi biết Tuấn quê ở Đan Phượng, Hà Nội. Tốt nghiệp bác sỹ thú y, Tuấn xin vào làm việc tại Công ty cổ phần công nghệ phát triển nông thôn. Trụ sở công ty ở Hà Nội nhưng địa bàn Tuấn hoạt động lại ở hầu khắp các tỉnh.

Đứng chân trên đất Hà Tĩnh chưa được bao lâu, Tuấn bén duyên với chị Nguyễn Thị Hoà - nhân viên bán hàng của công ty. Rồi đôi vợ chồng trẻ bàn nhau gây dựng cơ đồ tại quê vợ - xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc. Tuấn cho biết, anh đã bàn với bố mẹ bán một suất đất ở Hà Nội để làm vốn lập nghiệp trên đất Hà Tĩnh.

Bước đầu, anh kinh doanh các loại thức ăn gia súc, gia cầm. Tháng 6/2010, vợ chồng Tuấn mua một trang trại ở Phú Lộc, với tổng chi phí gần 700 triệu đồng. Tiếp đó, anh đầu tư gần 2 tỷ đồng để xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn, gà, đào ao thả cá và nâng cấp các hạng mục khác.

Thời gian chưa dài, nhưng nhờ có kiến thức chuyên môn vững vàng nên trang trại của Tuấn làm cho ai có dịp đến tham quan cũng đều thán phục. Với 200 con lợn thương phẩm ( trung bình mỗi con 100 kg), gần 3.000 con gà cỏ và khoảng 5 tấn cá hiện có, Tuấn đang sở hữu một nguồn lợi kinh tế lên đến tiền tỷ.

Với phương châm hoạt động sản xuất- kinh doanh khép kín, bây giờ Tuấn đã thành lập Công ty TNHH Kim Dung kinh doanh thức ăn chăn nuôi, con giống, thuốc thú y, góp phần giải quyết việc làm cho 10 lao động. Tuấn nói rằng, anh đang có ý định xin cấp đất để đầu tư xây dựng bệnh viện thú y, với số vốn ban đầu khoảng 5 tỷ đồng. Mục đích nhằm chủ động phòng chống các loại dịch, bệnh gia súc gia cầm không chỉ riêng của gia đình mà cho đông đảo các hộ chăn nuôi trên địa bàn. Với bản lĩnh của thanh niên thời đại mới, trong tương lai gần, tin chắc Tuấn sẽ vươn lên đạt được mục đích của mình.

Chia tay Tuấn, tôi rong ruổi đến Thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên. Được mấy anh cán bộ đoàn địa phương đưa đi tham quan mô hình nuôi sò của Nguyễn Tông Nhật ở thôn Tiến Sầm, tôi lại thêm khâm phục tinh thần vượt khó của người thanh niên mới 26 tuổi này.

Gặp lúc nước ròng, Nhật vừa cào sò vừa kể chuyện lập thân lập nghiệp cho tôi nghe. Nhật sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt. Cha bị mù bẩm sinh, mẹ bị tàn tật, đau ốm thường xuyên. Tưởng rồi bơ vơ giữa dòng đời nhưng anh đã vượt lên hoàn cảnh khốn khó. Một thời gian làm bảo vệ cho Công ty tôm Việt- Mỹ tại Thạch Trị, thu nhập chẳng được bao nhiêu nhưng anh lại tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản.

Sau khi công ty ngừng hoạt động, trở về quê nhà, anh bàn với vợ gom góp vốn để đấu thầu 1,5ha nuôi sò. Ngày qua tháng lại, nhờ chịu khó nên mỗi năm Nhật có thu nhập trên dưới 300 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi từ 170- 180 triệu đồng. Tinh thần khắc phục khó khăn để vươn lên lập thân, lập nghiệp của anh đã được ghi nhận. Nguyễn Tông Nhật đã vinh dự được Trung ương ĐTNCSHCM tặng bằng khen về thanh niên vượt khó làm theo lời Bác và Bằng khen của Bộ NN&PTNT về thành tích nuôi trồng thủy, hải sản.

Nhật thổ lộ, bây giờ thì thuận lợi hơn trước nhiều rồi, nhất là kinh nghiệm. Còn nguồn giống thì chỉ cần “a lô” là từ Nha Trang, Kiên Giang, Bến Tre… người ta gửi ra ngay. Mặc dù còn thiếu vốn nhưng Nhật cũng đang xúc tiến các bước làm thủ tục để đấu thầu tiếp 1,5 ha đất nhằm mở rộng diện tích nuôi sò và các loại thủy, hải sản khác có giá trị kinh tế cao.

Tiếp sức cho thanh niên làm giàu

Tại các địa phương ở tỉnh ta, những mô hình kinh tế như của Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Tông Nhật khá nhiều. Theo thống kê của Hội liên hiệp thanh niên Hà Tĩnh thì trên địa bàn toàn tỉnh đã có 159 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, trong đó phần lớn nằm ở khu vực nông thôn, miền núi.

Hằng năm, những mô hình này không những sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao mà còn góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 500 lao động có thu nhập ổn định. Đó là những mô hình có tổng thu nhập ít nhất từ 50 triệu đồng trở lên, chứ loại mô hình vài ba chục triệu đồng mỗi năm thì nhiều lắm.

Tôi đã đến tham quan, tìm hiểu khá nhiều loại mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ. Từ trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy, hải sản đến kinh doanh tổng hợp, sản xuất vật liệu xây dựng… Mỗi mô hình có qui mô, cách thức thực hiện khác nhau. Nhưng điều chung nhất dễ thấy là các “ông chủ trẻ” đều có bản lĩnh với khát vọng làm giàu bằng chính kiến thức, sự cần mẫn chịu khó của họ.

Buổi đầu lập nghiệp, phần lớn họ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, nhất là nguồn vốn. Nhưng chính trong hoàn cảnh khó khăn thì sự năng động, sáng tạo của tuổi trẻ lại tỏa sáng. Nhiều thanh niên mới rời ghế nhà trường phổ thông nhưng đã biết tính toán chặt chẽ, nắm bắt thời cơ nhanh và khá nhạy bén với kinh tế thị trường.

Chủ trương của Tỉnh đoàn và Hội liên hiệp thanh niên Hà Tĩnh là tạo mọi điều kiện tốt nhất để tuổi trẻ phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, cống hiến nhiều hơn nữa cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Đặc biệt động viên, khuyến khích và có cơ chế để tạo thêm niềm tin cho thanh niên đua làm kinh tế trên mọi lĩnh vực, nhất là tại những địa bàn có nhiều tiềm năng, lợi thế.

Biểu hiện cụ thể, sinh động và có ý nghĩa nhất là đến nay các cấp bộ đoàn đã huy động được tổng nguồn vốn lên đến 315 tỷ đồng cho thanh niên vay phát triển nhiều loại hình kinh tế. Trong đó, nguồn từ TW Đoàn 1,4 tỷ đồng, còn lại là vốn xóa đói giảm nghèo và các kênh khác. Các nguồn vốn cơ bản được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả tốt.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế thì nhu cầu vốn cho thanh niên vay đầu tư phát triển kinh tế hiện nay là rất lớn, trong khi đó các nguồn lại có hạn. Đây chính là điều mà hầu như thanh niên nào muốn làm kinh tế cũng trăn trở.

Tôi tìm hiểu mới biết nhiều thanh niên mang hoài bão lớn trong kế hoạch phát triển kinh tế và hoàn toàn có thể thực hiện được nếu như nguồn vốn được đáp ứng cho họ. Phong trào thanh niên làm kinh tế phát triển mạnh không những khẳng định ý thức, quyết tâm vươn lên của tuổi trẻ mà còn góp phần đắc lực vào quá trình đi lên của quê hương, đất nước

Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 240

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 239


Hôm nayHôm nay : 30321

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 506254

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70733569