13:30 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Loay hoay bài toán xử lý rác thải nông thôn ở Thái Bình

Thứ sáu - 18/07/2014 08:58
Trung bình mỗi ngày có khoảng 758 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn của tỉnh Thái Bình. Để bảo vệ môi trường và cảnh quan nông thôn, tỉnh đã áp dụng một số giải pháp như chôn lấp, ủ phân vi sinh và mới đây nhất là công nghệ lò đốt rác. Tuy nhiên đến nay, những giải pháp trên đang dần bộc lộ những hạn chế.

Báo động rác thải nông thôn

Theo khảo sát của Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình), bình quân mỗi xã lượng rác thải khoảng từ 5-10 tấn mỗi ngày, trong đó 60% lượng rác này được thu gom bằng biện pháp thủ công (xe cải tiến, xe thồ, xe đẩy tay) và không được xử lý bằng công nghệ hợp tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

Lượng rác thải ngày càng nhiều song giải pháp lại chưa thể phát huy hiệu quả. Đến nay, ngoài Công ty một thành viên môi trường đô thị thực hiện thu gom rác trên địa bàn thành phố, mới chỉ có 14 xã có khu xử lý rác thải, 2 thị trấn (thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương; thị trấn Tiền Hải, huyện Tiền Hải) và xã Thụy Phúc, huyện Thái Thụy, đầu tư lò đốt rác thải. Các dự án nhà máy xử lý rác ở huyện Thái Thụy và huyện Quỳnh Phụ đều đang trong giai đoạn xây dựng.

Vì vậy, những bãi rác tự phát đã “mọc” lên ở những khu vực đầm trũng hoặc ruộng hoang hóa, bạc màu, thậm chí có nơi bà con vứt rác ra đường, gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường. 

Thống kê cho thấy, toàn tỉnh Thái Bình có khoảng 380 bãi rác không đảm bảo vệ sinh môi trường, trong đó đứng đầu là huyện Đông Hưng với 99 bãi, Quỳnh Phụ 70 bãi, Thái Thụy 55 bãi, Hưng Hà 53 bãi, Kiến Xương 49 bãi, Vũ Thư 34 bãi và Tiền Hải 20 bãi.

Nếu đi dọc quốc lộ 10, từ thành phố Thái Bình đến thị trấn Đông Hưng, đoạn đường dài khoảng 10km thấy rất nhiều bãi rác tự phát, cứ dọn dẹp sạch sẽ được vài tuần lại “mọc” lên như cũ. Ngày nắng, ngày mưa, người đi đường vô cùng khó chịu bởi mùi hôi thối bốc ra.

Không chỉ rác sinh hoạt, mà các loại rác thải trong sản xuất nông nghiệp, làng nghề cũng là vấn đề gây nhiều bức xúc tại Thái Bình. Trên 1.000 trang trại, 14.000 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm mỗi ngày thải ra môi trường 477 tấn chất thải chăn nuôi. Sau mỗi vụ mùa, người dân thường có thói quen đốt rơm rạ, với khoảng 846.000 tấn rơm, rạ/năm, gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. 

Thái Bình cũng là tỉnh có nhiều làng nghề. Đến năm 2014, toàn tỉnh có 241 làng nghề, với trên 250 doanh nghiệp sản xuất như cơ khí, chế biến thủy hải sản, chế biến nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghệ….

Ông Hoàng Văn Ngoạn - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường cho biết phần lớn các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trong làng nghề sử dụng công nghệ lạc hậu, chất thải xử lý không đúng quy định, thải trực tiếp ra môi trường. Rác thải tại khu vực nông thôn Thái Bình đã ở mức báo động.

Giải pháp chưa hiệu quả

Để hoàn thành tiêu chí môi trường trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đến nay 100% số xã đã quy hoạch bãi rác thải tập trung cách xa khu dân cư, kinh phí cho 1 khu xử lý rác thải là khoảng 3,5 tỷ đồng, trong đó tỉnh hỗ trợ 1 tỷ đồng, còn lại vốn đối ứng của các xã. Nhiều xã do không có nguồn vốn đối ứng nên quy hoạch bị “treo” hoặc chỉ thực hiện được những hạng mục công trình mà tỉnh hỗ trợ.

Để giải bài toán xử lý rác thải nông thôn, tháng 10/2013 tỉnh Thái Bình đã chọn thị trấn Thanh Nê (huyện Kiến Xương) làm mô hình điểm về xử lý rác thải bằng lò đốt với tổng mức đầu tư của dự án là 4,2 tỷ đồng (trong đó tỉnh hỗ trợ 2 tỷ đồng, huyện hỗ trợ 300 triệu đồng và địa phương đối ứng 1,9 tỷ đồng). 

Tháng 2/2014, công trình được đưa vào hoạt động với diện tích 3.000m2, cách xa khu dân cư trên 1km, hoạt động theo mô hình lò đốt kết hợp chôn lấp. Lò đốt trị giá 2,2 tỷ đồng, được sản xuất tại Thái Lan theo công nghệ Nhật Bản, vận hành theo phương pháp lò đốt tự nhiên (không dùng nhiên liệu), công suất xử lý 8 tấn/ngày tương ứng thời gian vận hành 8 giờ/ngày. 

Bên cạnh đó, Thanh Nê vẫn duy trì một bãi chôn lấp diện tích khoảng 1.000m2 để chôn các loại rác hữu cơ ẩm ướt, không thể đốt tại lò. Hai ngày một lần, nhân viên thu gom rác từ 14 tổ dân cư và vận chuyển ra khu xử lý rác, phân loại rác và đưa vào lò đốt.

Ông Trương Duy Khanh - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị trấn Thanh Nê, cho biết so với cách chôn lấp thông thường như trước đây, mô hình lò đốt đã góp phần xử lý các loại rác khó phân hủy và tiết kiệm được diện tích chôn lấp. Tuy nhiên, cần xem xét lại chất lượng lò đốt bởi với công nghệ này, lò đốt chưa xử lý được hết rác thải, mà còn tốn nhiều nhân công, thời gian phân loại rác để chôn lấp. 

Mặt khác, do sử dụng phương pháp tự nhiên, lò đốt mới duy trì ở mức nhiệt 600-700 độ, rác chưa được đốt ra tro 100% và vẫn phải tiếp tục chôn lại. Công suất lò đốt thấp, thực tế chỉ đốt được khoảng 5-6 tấn rác/ngày trong khi lượng rác mà 9.800 người dân thải ra nỗi ngày là trên 8 tấn. Việc chưa xử lý hết lượng rác thải trong ngày dẫn đến tình trạng ô nhiễm, sinh mùi hôi thối... Việc nhân rộng lò đốt là cần thiết, tuy nhiên cần lựa chọn công nghệ phù hợp.

Trong khi công nghệ lò đốt chưa thực sự hiệu quả thì mô hình chôn lấp rác kết hợp ủ vi sinh lại chưa thể thực hiện. Xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương đã hoàn thành 19 tiêu chí và được công nhận về đích nông thôn mới năm 2013. Đây cũng là một trong những địa phương được tỉnh chọn thực hiện mô hình chôn lấp rác kết hợp với ủ vi sinh. Theo đó, rác thải được phân loại tại nguồn, sau đó thu gom về tập kết tại khu xử lý, đối với rác hữu cơ ủ vi sinh, còn rác vô cơ xử lý bằng biện pháp chôn lấp.

Năm 2011, xã đã xây dựng 5 bể ủ vi sinh, nhưng đến nay mô hình này vẫn chưa thực hiện được do không phân loại được rác tại nguồn. Vì vậy, xã vẫn đang duy trì xử lý rác theo kiểu chôn lấp truyền thống với diện tích trên 3.000m2.

Ông Bùi Mạnh Hà - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thanh Tân cho biết nguyên nhân là do người dân chưa có ý thức phân loại rác. Hơn nữa, nếu mô hình này được triển khai cũng gặp khó ở chỗ rác sau khi ủ vi sinh thành phân sẽ xử lý tiếp thế nào? Bởi phân hữu cơ vi sinh từ rác sẽ có lẫn tạp chất, “có bán dân cũng không mua”./.

THU HOÀI (TTXVN/VIETNAM+)
Nguồn vietnamplus.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 88

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 87


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1164948

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72847657