08:55 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Miễn giảm thủy lợi phí phù hợp và công bằng hơn

Thứ ba - 28/02/2012 09:34
Sau 4 năm triển khai, đến nay Nghị định 115/2008/NĐ-CP có nhiều điểm đã không còn phù hợp với tình hình thực tế, cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đảm bảo sự công bằng.

Một trong những mục đích của chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí là giảm mức đóng góp, giảm chi phí sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân. - Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày 28/2, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo tác động của Nghị định 115/2008/NĐ-CP về miễn giảm thuỷ lợi phí đến quản lý khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi.

Sau khi Nghị định 115 được ban hành, hiệu quả phục vụ tưới tiêu của các công trình thủy lợi được tăng lên rõ rệt do không còn tình trạng giấu diện tích khi ký hợp đồng; nhiều hệ thống công trình thủy lợi thường xuyên được duy tu sửa chữa, hệ thống kênh mương được tu sửa nạo vét để nâng cao năng lực, mở rộng diện tích tưới.

Bình quân, các địa phương có tổng diện tích được tưới tiêu tăng lên từ 4-10%, thậm chí là gần 40%.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực cấp bù thủy lợi, một số địa phương đề nghị Nhà nước cân đối kinh phí nhiều hơn và có tính ổn định lâu dài. Cùng với đó, giảm bớt các thủ tục hành chính và chuyển tiền hỗ trợ từ đầu năm để địa phương sử dụng được chủ động…

Một bất cập khác là mức thu giữa các khu vực. Tại các tỉnh miền núi, trung du phần lớn là các công trình vừa và nhỏ, trải dài trên địa bàn rộng, độ dốc lớn nên hư hỏng cũng nhiều hơn, chi phí vận hành duy tu bảo dưỡng cao, diện tích phục vụ lại ít nên chi phí cho 1 ha tưới cao, song Nghị định lại quy định mức thu thấp hơn ở khu vực đồng bằng.

Mặt khác, biến động về giá  cả, tiền lương, vật tư nhiên liệu hàng năm đều tăng, nhưng mức cấp bù thủy lợi phí ổn  định nên phần kinh phí dành cho sửa chữa công trình qua các năm ít dần lại không đủ để sửa chữa.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đào Xuân Học, một trong những mục tiêu chính và toàn diện của chính sách miễn giảm thủy lợi phí là nhằm giảm mức đóng góp, giảm chi phí sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân.

Tuy nhiên, việc thi hành chính sách có nhiều tồn tại, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung. Thời gian tới, sẽ kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 115 theo hướng căn cứ vào định mức chi phí hợp lý để xác định lại mức thủy lợi phí chi trả cho nông dân cho phù hợp giữa các vùng, các loại công trình, quy mô hệ thống và phù hợp với tình hình trượt giá của thị trường.

Mức thu sẽ phải tính tới kinh phí hỗ trợ cho việc thành lập, hướng dẫn, tập huấn, đào tạo. Đồng thời, nghiên cứu xác định lại đối tượng miễn giảm thủy lợi phí để đảm bảo công bằng đối với tất cả các hộ nông dân.
 

Theo chinhphu.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 277

Máy chủ tìm kiếm : 20

Khách viếng thăm : 257


Hôm nayHôm nay : 52453

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1120937

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60129260