08:01 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngày xuân tản mạn chuyện kinh tế vườn

Thứ hai - 19/02/2018 08:10
Gia đình Việt Nam từ xưa nhà nào cũng có mảnh vườn. Thông thường, khi đến định cư nơi nào đó ở vùng đồng bằng, người ta thường phải đào đất để tôn nền nhà cao hơn so với mặt bằng xung quanh để cất nhà ở, chỗ đào đất sâu trở thành ao thả cá, phía sau nhà là vườn cây ăn trái và xây chuồng nuôi gia súc, gia cầm.

tr4.jpg

GS.TS.Ngô Thế Dân (thứ hai từ trái sang) thăm mô hình vườn mẫu ở Hà Tĩnh.

Vườn theo nghĩa rộng là trong khuôn viên có cả vườn, ao và chuồng, gọi chung là vườn. Tuy nhiên, vườn ở Đồng bằng sông Cửu Long lại có đặc thù riêng: do đất rộng người thưa nên vườn ở đó rất rộng, dân Nam Bộ gọi là miệt vườn, có nghĩa là vườn không có bờ ranh giới, không có khái niệm về không gian chỉ thấy miệt vườn cây ăn trái mênh mông, không có khái niệm viên như chữ Viên trong Hán và có chữ Vi trong khuôn đóng kín.

Theo các tài liệu lịch sử, ở xứ Huế, vườn lại hình thành kiểu khác. Huế xưa là đất Thuận Hóa (Ô châu ác địa), là vùng đất dữ, rừng thiêng nước độc, nơi để phong kiến Đại Việt lưu đày tù nhân. Trên bước đường Nam Tiến, dân xứ Thanh, Nghệ đến lập nghiệp phải đối mặt với rừng thiêng, nước độc và muông thú hung dữ. Là vùng đất mới mở rộng về phương Nam và là phên dậu của quốc gia, lãnh thổ dân ta phải đối phó với giặc dã quấy phá. Người xứ Huế xưa phải lập vườn là cách để phòng vệ, người ta quan niệm có vườn là có nơi cư ngụ an toàn, đẩy không gian hoang dã ra xa nhà của họ, nên vườn của họ thường cũng rất rộng. Vườn của họ “ngoảnh lên thấy núi non, trông xuống gặp biển cả”. Đất xứ Huế không phải là đất màu mỡ cho trái cây nặng trĩu “khi nắng thì bùn hóa đá, khi mưa thì đá hóa bùn” (thơ Phùng Quán). Với những người có học vấn, quan lại thì vườn là chỗ chơi, là nơi biểu đạt sự cảm nhận về vũ trụ quan và để thưởng ngoạn hoặc vườn là không gian yên tĩnh, trầm lắng giải khuây chiêm ngưỡng sự đời.

Với người nghèo thì “vườn treo dưới mái ấm”; với người có thú vui cây vườn thì vườn là thiên nhiên, thanh sắc thư thái tuổi già. Mặt khác, khi nhắc đến vườn còn phải nhắc đến khuôn viên vườn, điều này giúp ta hình dung trong trí tưởng tượng là chiếc ao nhỏ xinh xinh trước nhà,  những rặng cau đầu ngõ với những dây trầu leo quanh thân cao vút. Đây đúng là hình ảnh thuần Việt không thể quên trong tâm trí mỗi người dù đi xa hàng vạn dặm.

Trong thiết kế cấu trúc ngôi nhà vườn truyền thống, để người già sống cùng con cháu thường là nhà cấp 4 làm bằng vật liệu đơn sơ, thông thường có sẵn quanh vườn như: gỗ xoan, tre, tạo nên vẻ mộc mạc nhưng vẫn có độ bền theo thời gian, mặc thời tiết khi mưa, khi nắng, khi gió to, bão lớn. Khuôn viên nhà vườn theo hướng đi từ ngoài vào là qua cổng đến vườn cây nhỏ hoặc ao cá, vào sân nhà rồi mới đến nhà chính; nhà phụ, nhà bếp, nhà vệ sinh, chuồng nuôi gia súc. Thông thường là “vườn sau, ao trước”, hàng rào cây xanh bao quanh tạo nên một sinh thái khép kín “vườn, ao, chuồng”. Đây cũng chính là nơi tăng gia sản xuất có thêm nguồn thu cho sinh hoạt gia đình, là nguồn để sống theo kiểu “tự cấp, tự túc”, “mùa nào thứ đó”, quanh năm có của ăn, của để. Những gia đình biết làm ăn sẽ có thu nhập thêm khá cao từ vườn, ao, chuồng (VAC) nên các cụ xưa có câu “nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh điền”.

tr4a.jpg

Mô hình VAC của gia đình anh Nguyễn Văn Huynh ở đội 3, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Điểm nổi bật của vườn truyền thống là cha, ông ta đã lai tạo và nhập nội được nhiều giống cây ăn quả quý hiếm có giá trị kinh tế cao để trồng trong vườn nhà, là tiền đề cho xuất khẩu hiện nay như: vải, nhãn, xoài, dứa, bưởi, cam, quýt, hồng, mít và các giống rau quý như: mướp, bầu bí, cải bắp, xu hào, su lơ và phổ thông là rau muống. Ông cha ta cũng đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm làm vườn giá trị “lấy ngắn nuôi dài”, trồng xen đậu đỗ để cải tạo đất, sử dụng thiên địch để chống sâu bệnh làm liếp ở vùng phèn mặn, làm ruộng bậc thang ở vùng đồi núi…

Nghề vườn đã từng có thời kỳ mai một, suy thoái, nhất là thời kỳ chiến tranh, thời kỳ theo chính sách cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, ruộng vườn ao hồ, trâu bò nông cụ đều thuộc quyền quản lý của tập thể HTX kiểu cũ, nông sản làm ra không được tự do lưu thông. Năm 1986, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam xác định hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ, kinh tế vườn mới được khôi phục và phát triển. Nhân cơ hội này, Hội Làm vườn Việt Nam ra đời để vận động nông dân phát triển kinh tế VAC thông qua cuộc vận động phong trào “cải tạo vườn tạp, ao hoang, chuồng trống”.

Đến bây giờ, nhìn nhận về vườn không còn như xưa nữa-kinh tế vườn đã trở thành bộ phận quan trọng của kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Nhiều người dân nhờ làm vườn mà đổi đời, từ chỗ là nguời thuộc diện đói nghèo nay trở thành người giàu có-nông dân mở rộng vườn ra đồng ruộng, lên đồi núi, thậm chí làm vườn cả ở vùng úng trũng bằng cách đào ruộng vượt đất lên bờ, làm vườn bờ, làm vườn giàn trên ao, dân thành phố làm vườn trên mái thượng. Khái niệm kinh tế vườn là kinh tế phụ, kinh tế chỉ để tự cấp tự túc đã được thay bằng khái niệm VAC là kinh tế hàng hóa. Kinh tế vườn đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2017 đạt con số 3,6 tỷ USD và chắc chắn sẽ còn tăng trong những năm tới khi thị trường vẫn còn rộng mở.

   Theo GS.TS. Ngô Thế Dân (Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam)/kinhtenongthon.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 287


Hôm nayHôm nay : 57430

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1314911

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74361882