17:49 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông thôn Thạch Thất “khoác áo mới”

Thứ sáu - 23/08/2013 03:13
Tính đến tháng 8/2013 là tròn 5 năm huyện Thạch Thất được sáp nhập về thủ đô Hà Nội. Sau 5 năm, kinh tế của huyện Thạch Thất đã có bước tăng trưởng khá, nhờ đó, đời sống của người dân nông thôn đang “thay da đổi thịt” từng ngày.



Ông Trần Đức Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất cho biết, trước khi sáp nhập về với Hà Nội, Thạch Thất là một huyện kinh tế thuần nông, gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, tỷ lệ hộ nghèo đều ở mức cao, có xã lên tới 20%, đặc biệt là 3 xã miền núi Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung. Nhưng từ khi sáp nhập về thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15/2008 của Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, HĐND, UBND TP. Hà Nội và sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy, cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong huyện đã đoàn kết, vượt qua khó khăn, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Cụ thể, sau khi hợp nhất, huyện Thạch Thất đã khẩn trương quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Huyện đã quy hoạch 9 làng nghề truyền thống, gắn với 9 cụm điểm công nghiệp với diện tích 263,94 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 70%; đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Đến nay, trên địa bàn huyện có 710 doanh nghiệp, 20.000 hộ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lĩnh vực CN-TTCN và ngành nghề, thu hút trên 82.000 lao động có việc làm. Giá trị sản xuất CN-TTCN hằng năm tăng bình quân 16,22% và năm 2012 đạt gần 2.000 tỷ đồng, chiếm 66,8% cơ cấu kinh tế huyện.
Bên cạnh đó, nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như đưa những giống có năng suất, chất lượng cao… mà năng suất lúa bình quân đạt 58,8 tạ/ha tăng 6,8 tạ/ha so với năm 2007. Bên cạnh trồng lúa, Thạch Thất đã có những mô hình thâm canh hiệu quả kinh tế cao từ các cây, hoa màu khác như mô hình hoa ly ở xã Yên Bình, xã Đại Đồng cho thu hoạch 2,5 đến 2,8 tỷ đồng/ha/năm. Hay những vùng rau an toàn ở các xã Hương Ngải, Dị Nậu, Canh Nậu, Kim Quan, Hạ Bằng, Bình Yên, Yên Bình đem lại hiệu quả gấp 3 - 5 lần so với trồng lúa.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, Thạch Thất xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi lợn rừng cho hiệu quả cao. Toàn huyện đã có 52 trại lợn, mỗi trại lợn nuôi từ vài trăm đến hàng nghìn con. Ông Kiều Hữu Hợp thôn Minh Nghĩa, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất cho biết, được sự quan tâm của Trung tâm khuyến nông Hà Nội, ông được vay vốn Quỹ Khuyến nông với số tiền là 300 triệu đồng. Có vốn, ông quyết định chuyển sang nuôi lợn rừng, với hơn trăm đầu lợn, hàng năm trừ chi phí đi thu nhập của gia đình ông cũng đạt trên 300 triệu đồng/năm. Nhờ đó, gia đình ông đã thoát nghèo và làm ăn ngày càng hiệu quả.
Hiện nay, ở Thạch Thất không có hộ đói, hộ nghèo chỉ còn 4,8%. Không chỉ đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện cuộc vận động "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới", đã có hàng trăm hộ hiến đất, đóng góp hàng vạn ngày công để xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn. Bằng các nguồn vốn của Nhà nước, địa phương và nhân dân đóng góp, 5 năm qua, toàn huyện đã đầu tư gần 4.000 tỷ đồng xây dựng điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế và các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất. Gần 100% đường liên xã, đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn của huyện khang trang, sạch sẽ.
Bà Nguyễn Thị Bằng, người dân ở thôn Hương, xã Yên Trung, huyện Thạch Thất cho biết, từ khi về Hà Nội, đường sá rộng rãi, ánh điện về mang theo bao tri thức, con cháu được học trong những ngôi trường mới khang trang, sạch đẹp. Người dân sản xuất nông nghiệp cũng nhàn hơn vì có máy bừa, máy tuốt lúa, biết tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật nên không còn sợ nghèo, sợ đói và có thể làm giàu từ vùng đất này…Tâm sự của bà Bằng có lẽ cũng là tâm sự chung của nhiều người dân ở Thạch Thất, khi giờ đây họ có thể yên tâm đầu tư sản xuất, chăm lo cho con cái học hành, mở ra một tương lai tương sáng hơn cho những vùng đất nghèo trước đây…/.
Quỳnh Nga

Nguồn ven.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 275

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 274


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 525809

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70753124