Ông Phùng Quang Hùng (giữa) là người tâm huyết với Chương trình xây dựng NTM
Vấn đề còn lại hiện nay chính là tái cơ cấu ngành nông nghiệp, để cho SX hiệu quả. Việc này rất khó, Vĩnh Phúc đã dành cả chục năm để xây dựng cơ cấu thời vụ và từng là "thủ đô" của ngô Đông nhưng nay dân đã bỏ gần hết vì không hiệu quả. Rồi bí cũng vậy phát triển đến nghìn ha, chỉ được giá vào đầu vụ nhưng đến giữa vụ lại bán giá 1.000 đồng/kg, lại không hiệu quả.
Vì vậy, đến bây giờ phải thay đổi tư duy SX, phải tính đến thị trường cho từng nhóm sản phẩm, từng loại sản phẩm rau, củ, quả và bắt đầu triển khai cụ thể khi làm NTM. Ví dụ, Vĩnh Phúc chỉ cần dành vài trăm héc-ta trồng su su trên Tam Đảo là đủ cung cấp cho thị trường Hà Nội nên không trồng nhiều hơn. Nếu nhân rộng lên tới hàng nghìn héc - ta thì bán ở đâu?
Chăn nuôi cũng vậy, người dân chăn nuôi lúc được lúc mất. Nhưng xem lại hoạt động SX của Cty Japfa Comfeed đã đầu tư chăn nuôi tại Vĩnh Phúc từ 20 năm nay, lúc nào họ làm ăn cũng hiệu quả. Sản phẩm của họ vẫn chỉ bán chủ yếu ở thị trường Hà Nội và thành công là nhờ biết cách tổ chức SX theo chuỗi, chủ động từ con giống, nguồn thức ăn… mỗi thứ lãi một ít.
Nhìn vào đó để thấy rằng, muốn SX theo thị trường thì không thể để tồn tại những mô hình SX HTX cổ lỗ, cần thay đổi tạo ra các nhóm hộ, tổ hợp tác SX mới, không phải đơn vị hành chính và hoạt động đúng theo quy luật kinh tế để SX theo chuỗi khép kín.
PV (Ghi)
Nguồn nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn