07:12 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phú Thọ: Mỗi địa phương, một cách làm

Thứ hai - 11/03/2013 04:59
Triển khai Chương trình xây dựng NTM, hai năm qua Phú Thọ đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào SX tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi. Áp dụng cơ giới hóa, giảm tổn thất sau thu hoạch. Mô hình kinh tế HTX, kinh tế trang trại, dịch vụ phục vụ SX và phát triển kinh tế nông thôn được chú trọng.

Nổi bật trong Chương trình xây dựng NTM của Phú Thọ là các cấp huyện, xã biết chủ động vận dụng nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng năng lực nông thôn. Các dự án đầu tư lồng ghép với tổng mức đầu tư hàng năm  khoảng 3.000 tỉ đồng, xây nhiều công trình giao thông, thủy lợi, nước sạch, vệ sinh môi trường, trường học; trụ sở xã; nhà văn hóa, trạm y tế xã, công trình điện, chợ.

Đầu tư trọng điểm, phục vụ SX

Xây dựng NTM đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều tiền của, công sức nhưng trong bối cảnh ngân sách Nhà nước hạn hẹp thì hiệu quả của chương trình phụ thuộc phần nhiều vào khả năng điều tiết, vun vén của lãnh đạo cấp cơ sở. Mỗi địa phương, mỗi vùng đất lại có một điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, xã hội khác nhau. Vai trò của người lãnh đạo là phải nhìn ra được nhu cầu đích thực của nhân dân để có chính sách đầu tư trọng điểm. Có như vậy mới tranh thủ sự hưởng ứng của đông đảo quần chúng, huy động tối đa các nguồn lực, tạo sức mạnh tập thể và kích thích phát triển kinh tế.

Do nắm chắc bản chất của chương trình nên chỉ sau hai năm triển khai, phong trào xây dựng NTM đã lan rộng trên khắp các nẻo đường quê thuộc tỉnh Phú Thọ, các công trình giao thông, đường nội đồng, thủy lợi, trường học… đều có sự tham gia đóng góp tích cực của người dân.  

Là một huyện miền núi nghèo của tỉnh nhưng qua phong trào NTM, diện mạo nông thôn ở huyện Hạ Hòa đã trở nên hiện đại, khang trang. Đường giao thông được mở rộng nhựa hóa giúp đi lại thông thương thuận tiện. Sau hơn hai năm triển khai thực hiện nghị quyết đến nay trong tổng số 31 xã của huyện Hạ Hòa xây dựng NTM còn lại, đã có 2 xã đạt trên 10 tiêu chí; 23 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí và 6 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Để đạt được 19 tiêu chí về xã NTM vô cùng khó, vì vậy Hạ Hòa xác định phải phát triển kinh tế xã hội để xây dựng NTM. Và mục tiêu trọng tâm được cấp ủy chính quyền từ huyện đến cơ sở triển khai tích cực là tạo chuyển biến về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Từ năm 2001, triển khai dự án hỗ trợ SX từ nguồn vốn Chương trình MTQG phân bổ, Ban quản lý chương trình của các xã đã xây dựng dự án với tổng kinh phí thực hiện hơn 4 tỉ đồng. Trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ từ chương trình mục tiêu hơn 3,2 tỉ đồng, người dân tham gia đối ứng 831 triệu đồng. Kết quả hỗ trợ đã thực hiện; Tổ chức 62 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT cho gần 1.000 lượt hộ nông dân; Về xây dựng cơ sở hạ tầng, huyện đã triển khai xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng nông thôn, các công trình đường giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, trạm y tế, trường học với tổng số hơn 100 công trình với tổng mức dự toán duyệt gần 600.000 triệu đồng. 

Để có tiền đầu tư cho nông thôn, huyện Hạ Hòa cũng tranh thủ, lồng ghép các chương trình, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, ngân sách Trung ương, tăng cường khai thác các nguồn thu trên địa bàn, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tích cực huy động nguồn đóng góp của nhân dân và DN. Thời gian qua huyện đã huy động được hơn 203 tỉ đồng, trong đó Ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện hơn 187 tỉ đồng; nhân dân đóng gần 16 tỉ đồng. Nhờ đó thực hiện được nhiều công trình phục vụ SX có ý nghĩa, tạo niềm tin trong dân. Cụ thể, để hỗ trợ phát triển SX tại xã Văn Lang, một “vựa" rau hàng hóa, huyện đã cho tu sửa hệ thống kênh, mương, xây mới 261 m; đào 2,7 km ngòi tiêu, bê tông hóa tuyến đường QL 32 C đi khu 4 và đường 32 C đi khu 9. Từ sự đầu tư đúng trọng điểm của huyện nên SX vụ đông của bà con được thuận lợi, tăng năng suất cây trồng, sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ dễ và có giá hơn cũng vì việc đi lại trở nên thuận tiện không còn khó khăn như trước nữa.


Cơ giới hóa nông nghiệp giúp nông dân giảm công lao động, hạn chế 
tổn thất sau thu hoạch

Do huyện quan tâm chú trọng phát triển SX, nâng cao thu nhập cho người nông dân nên đến nay sản lượng bình quân lương thực của xã đạt 420kg/người/năm, giá trị thu nhập 11 triệu đồng/người/năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 9,1%.

Tăng cường cơ giới hóa nông nghiệp

Nhận thức được lợi ích từ cơ giới hóa, nhiều năm nay, ngành nông nghiệp cùng các địa phương đã tích cực đầu tư mua sắm, đưa nhiều máy móc vào đồng, ruộng. Ngoài các loại máy làm đất đa năng, máy gặt đập liên hợp, giàn sạ kéo tay, Chương trình xây dựng NTM còn hỗ trợ người dân mua các loại máy hái chè, máy tuốt lạc, máy đốn chè, máy sao sấy chè, máy phun thuốc động cơ. Hiện toàn tỉnh có 1845 máy hái chè, 1416 máy đốn chè, 2093 máy sao sấy chè, 1807 máy phun thuốc động cơ. Trong đó, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông tỉnh chuyển giao 8 máy tuốt lạc, 1118 máy hái chè, 30 máy phun thuốc cho chè, 45 máy đốn chè và Chương trình xây dựng NTM hỗ trợ 57 máy sao, hái đốn chè, 70 máy vò lúa tẽ ngô, 97 máy bơm nước, 85 động cơ máy say sát, hai xe vận tải…

Tại xã Đồng Luận, huyện Thanh Thủy, qua chương trình NTM, HTX Đồng Luận cũng đã mua 8 máy phun thuốc trừ sâu để phục vụ bà con, và sẽ tiếp tục mua thêm hai máy đập đất đa năng nữa. Người dân trong xã tự mua 25 chiếc máy vò và làm đất để phục vụ nhu cầu của gia đình và bà con trong xã. Tương tự, tại xã Hưng Long huyện Yên Lập, sự vui mừng của người dân khi được hỗ trợ mua sắm thiết bị phục vụ SX làm bừng lên không khí SX đầu năm.

Ông Đinh Văn Lợi, người dân tộc Mường, khu Thiện 2: “Vừa qua, gia đình tôi cùng 4 hộ khác được dự án nông thôn mới cấp cho một máy hái chè. Trong xã còn nhiều hộ được cấp máy khác nữa. Tùy loại máy, ít tiền thì mỗi hộ một cái. Nhiều tiền thì mấy hộ phải chung nhau đấy nhà nước cấp cho một phần thôi nhưng thế cũng tốt lắm rồi. Mọi người phấn khởi, cảm ơn nhiều lắm”.

Được biết, trong năm 2012, nhân dân xã Hưng Long nhận được tổng cộng 200 máy SX các loại. Việc đẩy mạnh cơ giới hóa SX đang giúp người nông dân giải phóng sức lao động và tăng hiệu quả kinh tế. Nếu như trước đây mỗi một sào gặt phải mất 2 công nhưng nay gặt máy chỉ mất 15 phút/sào, chi phí chưa bằng một nửa mà người lao động còn có thể tiết kiệm thời gian dành cho công việc khác, kiếm thêm thu nhập.

Chính sách hỗ trợ, SX hàng hóa tập trung

Còn ở huyện Thanh Ba, vai trò của Ban chỉ đạo NTM thể hiện rất rõ trong việc gắn dự án SX lúa chất lượng cao với xây dựng cánh đồng mẫu lớn tại các xã: Lương Lỗ, Đỗ Xuyên, Đỗ Sơn, Đông Thành… Vụ chiêm xuân 2012-2013, huyện Thanh Ba đưa diện tích lúa lai toàn huyện đạt 45-50% diện tích, lúa thuần giống mới chiếm 25-30% diện tích thông qua việc chỉ đạo, mỗi xã, thị trấn xây dựng một mô hình lúa nguyên chủng giống mới như Hoa ưu 109, TBR45, TBR36… với quy mô 3 - 15 ha để SX lúa cấp I làm giống cho vụ sau nhằm thay thế dần giống lúa thuần cũ đã thoái hóa. Kèm theo, mỗi xã, thị trấn cũng phải xây dựng ít nhất 2-3 mô hình thâm canh lúa tập trung quy mô từ 5 - 10 ha, năng suất trên 6 tấn/ha, sử dụng các giống lúa lai để gieo cấy.

Ngoài các chính sách thuộc các chương trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh, huyện Thanh Ba ban hành một số chính sách như Hỗ trợ giá giống lúa chất lượng cao là 5000 đồng/kg; hỗ trợ kinh phí diệt chuột một lần/năm; hỗ trợ công tác chỉ đạo đối với cấp xã 1 triệu đồng/mô hình lúa/xã/vụ nếu đạt yêu cầu sau: Mô hình lúa tập trung từ 5 ha trở lên; năng suất đạt từ 6 tấn/ha trở lên, sử dụng các giống lúa lai, lúa chất lượng cao để gieo trồng theo phương pháp SRI, giàn sạ. Để thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu giống lúa thuần, huyện tiếp tục hỗ trợ thêm 10.000 đồng/kg cho mô hình giống lúa thuần mới. Kế hoạch gieo cấy 3.300 ha lúa, 500 ha ngô, 700 ha lạc, 300 ha rau các loại… huyện đã giao cho Trạm khuyến nông và các xã, thị trấn chủ động ký kết với các đơn vị kinh doanh giống có đủ điều kiện cung ứng đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, chủng loại và kịp thời vụ.

Huyện đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra các đơn vị kinh doanh giống trên địa bàn nhằm xử lý nghiêm các đơn vị cung ứng giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng; tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân tuyệt đối không mua các loại giống trôi nổi trên thị trường và không sử dụng thóc thịt để gieo cấy nhằm  đảm bảo chất lượng giống cho SX; đồng thời giao cho Trạm Khuyến nông phối hợp với các xã, thị trấn tổng hợp nhu cầu mua phân bón NPK chậm trả để chủ động ký kết với Cty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cung ứng cho bà con nông dân.
 

Theo NNVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: kinh tế

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 206

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 203


Hôm nayHôm nay : 41661

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 992690

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72675399