08:05 EDT Thứ ba, 18/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quảng Ninh đầu tư 2.799 tỷ đồng xây đường GTNT

Thứ sáu - 19/04/2013 23:18
Số tiền trên được tỉnh Quảng Ninh đã huy động nhân dân, doanh nghiệp đóng góp gần 250 tỷ đồng, hàng ngàn ngày công lao động để xây mới và sửa chữa hệ thống giao thông nông thôn (GTNT).

 

Giao thông phục vụ chiến lược “tam nông”

Trong tổng số gần 2.799 tỷ đồng xây dựng giao thông nông thôn giai đoạn 2008-2012, tỉnh Quảng Ninh đã huy động nhân dân đóng góp được hơn 142 tỷ đồng và doanh nghiệp gần 107 tỷ đồng, cùng hàng ngàn ngày công lao động để cùng ngân sách Nhà nước xây mới và sửa chữa 1.200km đường, 126 cầu kiên cố, cầu treo, cống, đập tràn.

Một tuyến đường nội bộ thị trấn Đông Triều, huyện Đông Triều.
Một tuyến đường nội bộ thị trấn Đông Triều, huyện Đông Triều.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông:

“Quảng Ninh đặt tiêu chí phát triển GTNT với phong trào thi đua xây dựng “Xã nông thôn mới - phường, thị trấn văn hóa” mới là hình thức vận dụng sáng tạo, sát với chương trình chung của cả nước về xây dựng “tam nông” và đã mang lại kết quả ấn tượng. Là tỉnh có tiềm năng so với nhiều địa phương khác, Quảng Ninh có thể hướng tới mục tiêu phát triển GTNT vượt hơn mục tiêu trung bình chung các địa phương.

 Hiện khu vực nông thôn dần có sự phát triển về loại hình phương tiện giao thông, đòi hỏi năng lực đáp ứng của hệ thống GTNT phải tốt hơn, việc xây dựng khai thác phải hướng tới thân thiện với môi trường, văn hóa giao thông. Bộ GTVT sẽ tiếp tục cập nhật quy hoạch GTVT trong đó có GTNT, sẽ nghiên cứu ban hành quy chuẩn đường GTNT, ban hành sổ tay hướng dẫn công tác bảo trì đường, huy động các kênh vốn, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển GTNT...”.

Thời gian xây dựng phát triển mạnh nhất là từ năm 2011 đến nay, khi mà Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh được triển khai mạnh mẽ, với việc đưa xây dựng hạ tầng giao thông thành tiêu chí của chương trình. Ở các địa phương trong tỉnh đều huy động và kết hợp được nguồn lực của Nhà nước, nhân dân và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng GTNT, giúp người dân nhận thức “xây dựng GTNT là trách nhiệm, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và nhân dân thực hiện là chính, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần”. Ở các huyện Đông Triều, Đầm Hà, Uông Bí và TP Móng Cái... cùng với sự tham gia tích cực của nhân dân trong việc góp tiền của, hiến đất, công sức, còn có sự chung tay góp sức đáng kể của các doanh nghiệp. Điển hình như tại huyện Đông Triều, nhân dân một số xã góp 60-70% kinh phí xây dựng đường, trong khi cộng đồng gần chục doanh nghiệp góp tiền đầu tư thi công mở rộng tuyến đường dài gần 7km có chiều rộng bình quân 15m; hay các doanh nghiệp trên địa bàn TP Uông Bí, Cẩm Phả cũng hỗ trợ chính quyền, nhân dân xây dựng đường bê tông ra khu nuôi trồng thủy sản, đường liên khu vực thôn, xóm.

Đến nay, 65% xã có đường trục xã đã được nhựa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT, 40,8% xã có đường trục xóm cứng hóa, 44,8% xã có đường ngõ xóm không còn bị lầy lội trong mùa mưa, 14,4% xã có đường trục chính nội đồng được kiên cố... So với năm 2010, tỷ lệ đường GTNT đạt chuẩn đã tăng gần gấp đôi. Sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng này đã giúp bộ mặt GTNT tại Quảng Ninh thay đổi căn bản.

Phát triển đi đôi với bảo trì GTNT

Ông Nguyễn Văn Đọc - Chủ tịch UBND tỉnh  Quảng Ninh:

“Tỉnh phấn đấu đến năm 2015, 75% số xã trên địa bàn cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới, 10/13 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 100% số xã có đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đường liên thôn được cứng hóa; kinh tế khu vực nông thôn đóng góp từ 15% - 20% GDP của tỉnh; thu nhập bình quân đầu người nông thôn gấp 1,5- 2 lần so với năm 2010”.

Bài học kinh nghiệm quan trọng của địa phương trong phát triển GTNT là phải giúp người dân thấy được lợi ích của công tác này để tích cực tham gia, đồng thời có cơ chế khuyến khích để tạo phong trào sâu rộng ở từng thôn, bản.

Trong chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2015, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục xác định trọng tâm là xây dựng mới, nâng cấp 1.180km đường GTNT và bảo trì tốt hệ thống hạ tầng GTNT đã có. Tỉnh đề ra 8 giải pháp, chính sách chủ yếu để huy động nguồn vốn, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, bảo trì, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự ATGT...

Thời gian tới, địa phương sẽ có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng, quản lý, bảo trì GTNT và cung cấp dịch vụ khu vực nông thôn; huy động cộng đồng doanh nghiệp sản xuất vật liệu và chú trọng sử dụng vật liệu tại chỗ để xây dựng GTNT; phân chia rõ trách nhiệm quản lý, bảo trì GTNT giữa các cấp chính quyền, xây dựng quy định cụ thể về bảo trì với nguyên tắc cơ bản là cộng đồng từ quản lý, bảo trì các tuyến đường GTNT.

Hồng Xiêm

Theo giaothongvantai.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 245


Hôm nayHôm nay : 38651

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1066892

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63149114